SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC

Chúng ta có thể tìm thấy trong những kiến giải của Người nhiều điều sâu sắc, mới mẻ, không chỉ trong tư duy lý luận mà còn là kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sinh động và cả những trải nghiệm của Người trong công tác quan hệ giữa cái cũ và cái mới:
“Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết
Không phải cái gì cũng làm mới
Cái gì cũ mà xấu thì bỏ
Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý
Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm
Cái gì mới mà hay thì phải làm
Làm thế nào cho đời sống của nhân dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó làm mục đích của đời sống mới.” (Hồ Chí Minh toàn tập trang 94-95).
Người hình dung rõ:
“Thói quen rất khó đổi
Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu
Cái xấu mà quen người ta có thể cho là thường” (HCM toàn tập trang 107)
Bởi vậy phải nêu cao và thực hành cần kiệm liêm chính, tức là nhen lửa cho đời sống mới.
Trong kháng chiến, Người đề ra một khẩu hiệu mà bao quát đầy đủ, cô đọng những nội dung chủ yếu nhất của cuộc vận động thi đua yêu nước, kháng chiến kiến quốc:
“Ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, kiên quyết chống quan liêu, lãng phí, tham ô”.
Những nội dung đó gắn liền kinh tế, chính trị với văn hóa. Đổi mới phải toàn diện, đổi mới bằng hành động là ở đó.
Đó cũng chính là quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề mà Người thể hiện trong “Sửa đổi lối làm việc”.
Văn hoá - Đạo đức Hồ Chí Minh/NXB Hà Nội

Nhận xét

Bài đăng phổ biến