Việt Nam đang ở đâu?

Chỉ số phát triển kinh tế bền vững (SEDA) là chỉ số do Boston Consulting Group (BCG - một tập đoàn tư vấn toàn cầu hàng đầu của Mỹ, với khoảng 16 000 nhân viên đang hoạt động ở hơn 50 quốc gia, doanh số hàng năm khoảng 7 tỷ $) nghiên cứu và công bố, dựa vào một phạm vi dữ liệu rất rộng, được cung cấp bởi các nguồn nghiên cứu uy tín của các cơ quan như WHO, WB, IMF, UN… của 152 quốc gia tiêu biểu trên thế giới.

Chỉ số này có trị số từ 0-100. Các quốc gia có điểm số càng cao là các quốc gia có nền kinh tế phát triển càng bền vững.

Chỉ số SEDA được BCG nghiên cứu đánh giá hằng năm, bắt đầu từ năm 2009, đến năm 2018 là đã trải qua 9 kỳ đánh giá. Đứng đầu thế giới về chỉ số SEDA năm 2018 là Na Uy (85.3), kế đến là Thụy Sĩ (83.8 hạng 2) và Iceland (83.7 hạng 3). Cuối bảng xếp hạng gồm có Yemen (23.9 hạng 150), Chad (20.4 hạng 151) và Cộng hòa Trung Phi (16.1 hạng 152).

Dựa trên kết quả nghiên cứu, ta có thể có một cái nhìn khái quát chung là: những quốc gia thuộc nhóm các nước phát triển và càng giàu có thì chỉ số SEDA càng cao. Những nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc, Bắc Á là những nước có chỉ số SEDA cao. Ở chiều ngược lại, Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Á, Đông Nam Á là các nước có chỉ số SEDA thấp.

VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?

Như đã nói ở trên, các quốc gia càng giàu có thì chỉ số phát triển kinh tế bền vững càng cao, nhưng Việt Nam lại là một ngoại lệ.

Việt Nam là một nước có thu nhập quốc dân bình quân tương đối thấp (GNI = 2 060$/người) nhưng lại có chỉ số SEDA năm 2018 lọt vào nhóm xanh, là nhóm bền vững (có chỉ số SEDA > 50) với số điểm 50.78. Xếp hạng thứ 73/152 nền kinh tế. Trong 75 nước thuộc nhóm xanh (SEDA > 50) thì Việt Nam là nước có GNI thấp nhấp.

Trong 9 năm, bắt đầu từ năm 2009, với chỉ số SEDA 43.21, xếp hạng 93/152, Việt Nam đã có sự bức tốc mạnh mẽ về chỉ số phát triển bền vững, khi tăng đến 7.57 điểm để lọt vào nhóm các nước phát triển kinh tế bền vững với số điểm 50.78, xếp hạng 73/152, tăng trưởng 20 bậc.

Trong 152 nền kinh tế thì số điểm tăng của Việt Nam qua 9 kỳ đứng hàng thứ 4, chỉ sau Sierra Leone (tăng 9.11 điểm), Trung Quốc (8.16 điểm) và Georgia (7.94 điểm).

Việt Nam hiện nay là một quốc gia vừa phát triển nhanh lại vừa bền vững. Triển vọng này được các tổ chức, cơ quan quốc tế đánh giá cao và nhiều quốc gia khác thèm muốn. Chúng ta có quyền hi vọng vào một Việt Nam với tương lai sáng lạn trong chừng 1 thập niên tới.
-st-

Nhận xét

Bài đăng phổ biến