Những kẻ nửa vời

Đến hẹn lại lên, mới đây sau khi có thông tin Đại hội Đảng lần thứ XIII dự kiến được tổ chức vào quý I/2021; để chuẩn bị cho Đại hội Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII đã quyết định thành lập 5 Tiểu ban, trong đó có Tiểu ban Văn kiện, do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Tiểu ban. Ngay lập tức ông Nguyễn Đình Cống đã lên tiếng bằng một góp ý cho công tác chuẩn bị....

Trước hết xin đi từ bản chất của hai từ "góp ý" trước khi được bình luận về những "góp ý" của ông Gs này. 

Thông thường,từ góp ý đa phần là những kiến giải hay, những giải pháp tích cực để làm cho một việc nào đó được nâng cao, nâng tầm. Nó hoàn toàn không hướng đến mục đích mỉa mai, dè bỉu một ai đó hay vấn đề gì đó... 

Tuy nhiên, xem ra thì những điều được vị Gs này góp ý đối với công tác chuẩn bị văn kiện đại hội XIII đa phần là mỉa mai, xỉa xói. Hãy nghe GS Cống để thấy rõ hơn điều vừa nói: "Đọc kỹ báo cáo chính trị của ĐH 12, dài trên 4 vạn từ, gồm 15 mục, tôi rút ra nhận xét, nó là sản phẩm của rất nhiều công sức, nhưng là của những trí tuệ giáo điều, đã bị xơ cứng, của những lao động giản đơn như sao chép, cắt dán, liệt kê, nó giống như một hiệu tạp hóa, có rất nhiều mặt hàng, mỗi thứ một ít. Theo lời kêu gọi góp ý cho ĐH tôi đã viết 4 bài khá dài, vừa đăng công khai, vừa gửi đến văn phòng trung ương đảng cũng như đến các tỉnh ủy, thành ủy, nhờ chuyến tới các đại biểu. Tôi phân tích tương đối kỹ những yếu kém của báo cáo, góp một số ý kiến về cách viết có hiệu quả cùng những vấn đề nên đem ra thảo luận". 

Chưa hết, dù bản thân ông mặc nhiên thừa nhận văn kiện đại hội rất quan trọng, thể hiện sự tập trung trí tuệ của nhiều thành phần để xác định rõ hơn mục đích, đường đi trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Song vẫn với tư tưởng của một kẻ thích mỉa mai hơn là góp ý, Gs Cống đã viết thế này: "Còn hơn 2 năm nữa mới đến ĐH 13, thế mà bây giờ Bộ Chính trị đã lập Ban chuẩn bị văn kiện gồm trên sáu chục người. Họ đề ra phương châm : kiên trì và đổi mới, kế thừa và phát triển, lý luận và thực tế. Nghe như các cặp phạm trù triết học". 

Với cách nêu vấn đề đó nên những nội dung sau đó, vị Gs hành nghề của một dân chủ láu cá này đã thực hiện cái gọi là "đổ nước vào chân tường của chế độ".

Ông ta phủ nhận một cách sạch trơn, ráo hoảnh như thể đó là vấn đề của hôm qua, những điều chưa được thử thách bởi thời gian, thời cuộc và cả sự đàm tiếu của những kẻ mang tâm thế như ông: "Kiên trì cái gì?. Đáng ra phải kiên trì đường lối độc lập tự chủ nhằm đem lại tự do và hạnh phúc thật sự cho nhân dân, thì lại kiên trì chủ nghĩa Mác Lê, một chủ nghĩa được tạo nên từ ngụy biện, chứa nhiều độc hại, chỉ mang lại và bảo vệ lợi ích phi nghĩa cho vài nhóm nhỏ. Đáng lẽ phải nghiên cứu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ lại và phát huy những yếu tố tích cực, tìm ra và loại bỏ những yếu tố có hại cho độc lập dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân thì lại đem buộc chặt nó với Mác Lê, một việc làm tưởng đề cao ông Hồ nhưng thực chất là làm hại ông. Những điều đảng kiên trì như độc quyền, công hữu đất đai, bóp nghẹt tự do tư tưởng và ngôn luận, đeo bám Trung cộng v.v…chỉ nhằm đẩy dân tộc vào con đường bế tắc, tụt hậu .

Đổi mới cái gì? Những nhà lý luận của đảng loay hoay tìm cách đổi mới. Nhưng với đầu óc bị nhồi sọ và xơ cứng họ chỉ nghĩ ra được vài điều vụn vặt về chống diễn biến, về tăng cường kỷ luật v.v…Những điều như QĐ 44 về bầu cử, QĐ 90; 102, 105 và quy hoạch CB v.v.. được cho là đổi mới, nhưng thực chất lại quá lạc hậu, phản tiến bộ". 

Hay: "Bầu BCH TƯ nên làm theo khu vực giống như bầu Quốc hội. Việc ĐH bầu ra BCH chỉ nên dùng ở các cấp dưới. Hỏi rằng ở ĐH toàn quốc, một ĐB ở Cà Mau, Kiên Giang biết gì về ứng viên ở Lai Châu, Cao Bằng mà bầu hay gạch bỏ". 

Đồng ý trong những điều được chỉ ra, có những điều có hạt nhân hợp lý, cần phải thay đổi để mỗi kỳ đại hội Đảng, Đảng cộng sản thực sự mạnh lên; thể hiện được vai trò của mình đối với dòng chảy và sự phát triển của đất nước, dân tộc. Nhưng đáng buồn thay, cũng như nhiều người khác, cái cách "góp ý" của Gs Cống chỉ mới được một nửa vấn đề được nói đến. Ông nêu vấn đề, chỉ trích những điều chưa hay, chưa đúng. Song những người như ông bặt nhiên không đề ra giải pháp, kiến giải... Mọi thứ cứ im lặng và rơi vào thinh không...

Đi tìm câu hỏi cho điều này, có người nói do họ không thích đảng cộng sản, không mằn mà với sự nghiệp của đảng cộng sản nên họ mới làm thế. Tuy nhiên, Mõ lại cho là khác. Hầu hết những người thực tâm với sự phát triển của đất nước, họ sẽ hành động hết mình. Họ sẽ không bao giờ nửa vời, có nêu mà không kiến giải. Họ chỉ mượn sự kiện để chống phá, làm xấu hình ảnh của nhà nước; làm mất niềm tin của người dân vào Đại hội với tư cách là hội nghị quan trọng nhất dân cho một quãng thời gian 5 năm phía trước.

Chính việc ẩn lấp trong cái bộ mặt thật giả ấy nên không ít người đã ngưỡng vọng, gọi họ là học giả, là nhà này, nhà kia. Mà không hay biết thực tâm bụng dạ chống phá của đám này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến