TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI


            

          Truyền thông xã hội có tác động ngày càng lớn đến cuộc sống con người. Mạng truyền thông xã hội bên cạnh việc phục vụ cho nhu cầu cá nhân và giải trí, còn cho phép mọi người tự do đăng tải thông tin như bài viết, ảnh, Video clip trên Blog cá nhân, mạng xã hội, tin nhắn..., có nội dung riêng tư, chia sẻ thông tin với bạn bè, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên đi cùng với nó là mặt trái mà truyền thông xã hội mạng lại. Các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội... triệt để sử dụng và coi đây là “mảnh đất màu mỡ” để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân, quân đội với nhân dân...
         Từ thực tiễn các nước trên thế giới những năm qua như: Cuộc “Cách mạng nhung” ở Nam Tư năm 2000; Cuộc “cách mạng hoa hồng” ở Grudia năm 2003; Cuộc “cách mạng cam” ở Ucraina năm 2004; cuộc cách mạng hoa Tuylip: ở Cưrơgưxtan năm 2005; cuộc “cách mạng màu Jean” ở Bêlarút năm 2006; “Mùa xuân Arập”.... cho thấy mạng xã hội luôn là công cụ hữu hiệu nhất để đẩy nhanh đến cái đích cần đạt được. Và hệ quả tất yếu sau đó để lại là chiến tranh, là đói khát, dịch bệnh... là đống đổ nát hoang tàn.
         Trước khi “Cách mạng hoa nhài” nổ ra và nhanh chóng bùng phát ở Bắc Phi, Trung Đông, bạo loạn đường phố ở Anh, phong trào “Chiếm phố Wall” ở Mỹ và nhiều nước phương Tây bùng nổ... ít ai nghĩ báo chí điện tử, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTobe... các công cụ cung cấp nội dung thông tin trên Internet lại ảnh hưởng sâu sắc, nghiêm trọng đến an ninh trật tự xã hội đến như vậy.
          Một số người đứng đầu chính phủ Anh, các nước phương Tây trước đây từng lớn tiếng hô hào “tự do cho Internet”, nhưng khi mặt trái của các phương tiện truyền thông này gây hậu quả ở chính nước họ thì họ đã phải thốt lên rằng: Internet, Facebook, Twitter, YouTobe... là “công cụ của bạo loạn”. Nhiều người phong cho Internet, các trang mạng xã hội là “quyền lực thứ năm”, sau bốn quyền lực đã được thế giới công nhận (quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp và báo chí). “Quyền lực thứ năm” đã trở thành một sức mạnh to lớn, vượt lên trên và vượt ra bên ngoài các biện pháp hành chính hay kỹ thuật của một quốc gia cụ thể.
        Từ thực tiễn cuộc “Cách mạng hoa nhài”, trong bài viết “Cách mạng Iran – Thiên An Môn – Ai Cập” (02/2011) Đài BBC đã nêu ra phương thức để tạo nên những “đám đông” là: “Kích động quần chúng xuống đường; triệt để lợi dụng những sự cố, tai nạn, những cái chết để tạo cơ bạo loạn; sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội, báo chí, truyền thông để kích động và liên kết trong ngoài”.
          ==> Vì vậy, nhận diện thủ đoạn mà các “nhà dân chủ” – những “con rận dâm chủ” đã và đang sử dụng truyền thông xã hội, các trang mạng xã hội để thực hiện phương thức tạo “đám đông” gây bạo động, phá hoại nền độc lập tự do, phá hoại cuộc sống yên bình mà dân tộc ta đã phải hy sinh, đánh đổi bằng cả sương máu của mình trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến