Việc xây dựng Luật An ninh mạng là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết


Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, sau nhiều phiên thảo luận cặn kẽ, thẳng thắn, công khai, trong đó có tiếp thu nhiều ý kiến trực tiếp và gián tiếp của cử tri cả nước, ngày 12-6-2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao (86,86% đại biểu Quốc hội tán thành). Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều.

Lợi dụng sự kiện này các đối tượng phản động đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc trên mạng xã hội cũng như các trang báo nước ngoài điển hình là Nguyễn Tuấn Anh với bài viết “Luật An ninh mạng - Những kẻ ngớ ngẩn giữa thời…” được tung lên trang mạng “Tiếng Dân”.

Hiện nay các thế lực thù địch, những phần tử xấu đã triệt để lợi dụng Internet, mạng xã hội để xâm phạm hệ thống điện tử quốc gia, tán phát thông tin thất thiệt. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khủng bố tinh thần - đe dọa đưa lên mạng những thông tin cá nhân, đời tư, khiến nhiều gia đình tan nát, cuộc sống bị xáo trộn, thậm chí không ít người còn tìm đến cái chết... Việt Nam xếp thứ 100 trên thế giới về mức độ an ninh mạng thấp. Trong năm 2017, các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã phải hứng chịu khoảng 15.000 cuộc tấn công mạng, gồm khoảng 3.000 cuộc tấn công lừa đảo, 6.500 cuộc tấn công cài phần mềm độc hại và 4.500 cuộc tấn công thay đổi giao diện... Lỗ hổng mất an toàn ngày càng gia tăng, khoảng hơn 300%/năm khiến nguy cơ mất an toàn thông tin mạng gia tăng nhanh chóng khi bước vào Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong bối cảnh như vậy, việc Việt Nam xây dựng Luật An ninh mạng là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, gây chia rẽ nội bộ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động biểu tình gây rối an ninh trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động. Luật An ninh mạng cũng để nhằm ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các hoạt động tấn công mạng, khủng bố mạng, chiến tranh mạng; phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ tác nhân tiến hành hoạt động gián điệp mạng, chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật nhà nước trên không gian mạng, tình trạng đăng tải thông tin, tài liệu bí mật nhà nước trên không gian mạng; bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia…

Ấy vậy mà Nguyễn Tuấn Anh đã mù quáng cho rằng việc Quốc hội ban hành Luật An ninh mạng là những kẻ ngớ ngẩn giữa thời… Nguyễn Tuấn Anh lên tiếng phản đối áp dụng đạo luật của Việt Nam về an ninh mạng, Y đang tiếp tay cho tình trạng kém an toàn của đất nước trong lĩnh vực an ninh mạng, điều này gây ra nguy cơ không chỉ cho chủ quyền không gian mạng, mà cho chính chủ quyền thực sự của đất nước. .

Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Saint Peterburg đã từng nói: “Không gian mạng cũng chính là lĩnh vực chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào, không khác gì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền không phận và chủ quyền lãnh hải. Hơn thế nữa, đây là không gian, nơi diễn ra những hành động thù địch không kém phần nguy hiểm so với các hành động thật ngoài đời. Bất cứ quốc gia nào cũng không thể xem thường vấn đề này”.

 Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, 138 quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng. Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng nội dung chính của Luật An ninh mạng của các nước đều nhằm bảo đảm an ninh thông tin của các doanh nghiệp và cơ quan công quyền, cũng như bảo vệ tốt hơn người dân trên Internet. Hiện nay đã có 18 quốc gia trên thế giới quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước gồm: Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Australia, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil. Tháng 5-2018, Liên minh châu Âu chính thức yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu tại các nước thuộc Liên minh. Đây là yêu cầu cấp thiết vừa bảo đảm an ninh quốc gia vừa bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đã được Hiến pháp quy định. Như vậy là thông lệ quốc tế đã có, chúng ta không phải là quốc gia đầu tiên áp dụng quy định này. Quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến trên không gian mạng không bị điều chỉnh bởi luật này...”

Luật An ninh mạng sẽ góp phần quan trọng tạo ra hành lang pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và đối với mọi người, hoàn toàn không có chuyện Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân”.

Việc ban hành Luật An ninh mạng khẳng định quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về an ninh mạng được thể hiện rõ ràng, nhất quán, kịp thời, có hệ thống và phù hợp với từng thời kỳ.

-MD27-

Nhận xét

Bài đăng phổ biến