LUẬT AN NINH MẠNG DƯỚI GÓC NHÌN CÁC QUỐC GIA KHÁC NHAU

1/. Đức:
Quốc gia này nhận định: không gian mạng đang dần trở thành một xã hội thu nhỏ sau bàn phím và vì thế nó cần phải có những khắc chế pháp lý để đảm bảo tính an toàn, thông suốt và nghiêm minh”. Theo đó, ngày 17/12/2014, Chính phủ Đức nhanh chóng thông qua luật An ninh mạng (trước Việt Nam 4 năm) và trở thành nước đi đầu ở Châu Âu xây dựng luật an ninh thông tin. Do đó, ở Đức khi đưa bất cứ điều gì lên mạng xã hội đều phải cân nhắc, vì môi trường mạng giống ngoài đời đều có điều kiện pháp lý ràng buộc.
2/. Thái Lan:
Năm 2017, trước các mối đe doạ từ không gian mạng, Quốc hội quốc gia láng giềng này đã xem xét, bổ sung cho Luật tội phạm máy tính 2007 (bản chất là luật an ninh mạng). Tại Điều 20 luật này quy định: một trang web có nguy cơ đe doạ An ninh quốc gia hoặc “xúc phạm đạo đức con người” sẽ bị gỡ bỏ hoặc đình chỉ hoạt động.
3/. Trung Quốc:
ngày 01/6/2017, bộ luật an ninh mạng của quốc gia này cũng bắt đầu được áp dụng nhằm gia tăng các nổ lực ngăn chặn hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia từ khủng bố, tấn công mạng, cũng như chống hoạt động sử dụng thương mại điện tử để bán hàng giả, hàng cấm và giao dịch lừa đạo khác.
4/. Ôxtraylia:
Ông M.Tơn-bun, thủ tướng nước này khẳng định: “không gian mạng không thể là một lĩnh vực không có pháp luật”. Năm 2014, nước này lập ra Trung tâm An ninh mạng quốc gia, đến đầu 2018, thì Ôtraylia trở thành một trong những quốc gia có khung văn bản pháp lý về an ninh mạng hoàn thiện nhất thế giới, bao gồm: Đạo luật về tội phạm mạng; đạo luật về thư điện tử rác; đạo luật về viễn thông và đạo luật bảo mật. Trong đó đạo luật tội phạm mạng quy định toàn diện về các hành vi phạm tội liên quan đến internet và máy tính.
Việc ban hành, áp dụng Luật An ninh mạng trên thế giới: Theo thống kê, thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia, trong đó có tới 138 quốc gia đã ban hành, áp dụng luật An ninh mạng phù hợp với từng quốc gia.
ST

Nhận xét

Bài đăng phổ biến