Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc chống tham nhũng ở Việt Nam


Trước quyết tâm chống tham nhũng làm trong sạch Đảng, bộ máy chính quyền nhà nước, với những kết quả chống tham nhũng thời gian qua, các thế lực thù địch tăng cường nói xấu, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay.
Lợi dụng tính chất gay go, quyết liệt phức tạp của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc bản chất và mục tiêu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta. Trên các trang mạng xã hội xuất hiện luận điệu: “không biết cuộc chiến này nhằm mục đích gì và cuối cùng sẽ đi đến đâu, không biết đây là cuộc chiến chống tham nhũng thật hay giả, có thực sự vì dân vì nước hay không, hay chỉ vì hám danh, hám quyền lực của kẻ đứng đầu” và “đó chỉ là cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm lợi ích…” v.v. Những luận điệu đó không có gì mới, cách nói vu vơ giả nhân, giả nghĩa, nhưng đầy ý đồ thâm độc, cố tình xuyên tạc, tạo sự hoài nghi của nhân dân ta đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thể hiện rõ mục đích là, làm trong sạch Đảng bộ máy chính quyền Nhà nước, loại bỏ những cá nhân tham nhũng hại nước, hại dân đem lại dân chủ, công bằng trong xã hội. Thực tế vừa qua cho thấy đấu tranh chống tham nhũng đang diễn ra rất quyết liệt, không có vùng cấm, không kể dó là cán bộ cấp thấp hay cấp cao, đương chức hay đã nghỉ hưu, tham nhũng vật chất hay tham nhũng quyền lực. Trong những năm vừa qua, đặc biệt là hơn hai năm qua, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã loại bỏ cả những cá nhân là đại biểu Quốc hội bởi họ không xứng đáng với lá phiếu của cử tri. Lần đầu tiên, một Ủy viên Bộ Chính trị bị truy tố, xét xử, gây rúng động trong xã hội. Việc khai khai trừ đảng một Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị được ví như chặt một cái cành lớn trên một thân cây to, chỉ vì “cái cành ấy bị sâu mọt, mục ruỗng” mà nếu để nó tồn tại, những “cành con” rất dễ bị lây lan. Không chỉ cán bộ đương chức, cán bộ cấp cao mà kể cả cán bộ đã nghỉ hưu cũng phải chịu trách nhiệm, cũng bị xử lý trước pháp luật vì hành vi tham nhũng. Những lĩnh vực được coi là “nhạy cảm” như công an, quân đội, cứ có dấu hiệu sai phạm, tham nhũng thì việc xử lý cán bộ cũng không là ngoại lệ. 
Khái niệm “xử lý nội bộ” giờ đây đã không còn tồn tại. Tất cả các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đều được công khai để dân biết. Hàng loạt cơ chế, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng được hoàn thiện để ngăn chặn tham nhũng như: tăng thẩm quyền cho Ủy ban kiểm tra các cấp, nhiều chế tài để xử lý đảng viên vi phạm, ngăn chặn tình trạng bỏ trốn ra nước ngoài khi có dấu hiệu tham nhũng…
Bằng những kết quả thuyết phục như đã thấy, dư luận hoàn toàn tin tưởng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ủy ban Kiểm tra Trung ương, không một thế lực nào, không một thủ đoạn xấu xa nào có thể ngăn cản hay che đậy được việc phơi bầy các hành vi tham nhũng, tiêu cực ra ánh sáng. Đó là kết quả của quyết tâm và hành động chống tham nhũng thực chất, không né tránh, không vùng cấm.
Thực tế đó cũng đã cho thấy, đấu tranh chống tham nhũng hiện nay xuất phát từ sự tồn vong của đất nước,quyết tâm đi đến cùng của Đảng, của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc đẩy lùi tham nhũng và chỉnh đốn Đảng. Và quan trọng hơn, đó còn là đáp ứngnhu cầu, nguyện vọng của nhân dân,được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình,ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chính vì vậy, có thể khẳng định chống tham nhũng ở nước ta hiện nay là làm trong sạch Đảng, bộ máy chính quyền Nhà nước, loại bỏ những “sâu mọt” làm hại đến sự tồn vong của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. Đó là “cuộc chiến” thực sự vì nước, vì dân không vì quyền lực, hám danh hay chỉ là cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm lợi ích như các thế lực cố tình xuyên tạc.
Tuy nhiên, chống tham nhũng là một cuộc chiến trong nội bộ, chống giặc nội xâm, giữa những người đồng chí, biết rất rõ về nhau nên rất cam go, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng. Nó đòi hỏi người đứng đầu và bộ máy làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thật sự trong sạch, thật sự quyết tâm. Bởi vậy, cuộc chiến chống tham nhũng rất cần sự đồng thuận của nhân dân, cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhận thức rõ bản chất, mục đích và quyết tâm của Đảng, tin vào Đảng, thì cuộc chiến chống tham nhũng dù khó mấy cũng sẽ làm được

-MD27-

Nhận xét

Bài đăng phổ biến