Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong Quân đội


     Dưới ngọn cờ tư tưởng của Người, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử mang tầm thời đại. Và ngày nay cả nước đang thực hiện đường lối đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
       Trong xây dựng quân đội ở thời kỳ nào, giai đoạn nào, Bác cũng luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cả về chính trị tư tưởng, quan điểm, lề lối tác phong công tác. bởi lẽ theo quan điểm của Bác “cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng, vì vây cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là cái gốc công việc, gốc của Đảng”. Đối với Quân đội, đội ngũ cán bộ là lực lượng nòng cốt đưa chủ trương, đường lối chính sách nghị quyết của Đảng vào quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong các hoạt động của Quân đội nhằm: Xây dựng, huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, công tác lao động sản xuất, đạt chất lượng hiệu quả cao, biến đường lối chủ trương chính sách của Đảng nhà nước, chỉ thị mệnh của cấp trên thành hiệu quả thiết thực trong đời sống chiến đấu, công tác, lao động sản xuất của Quân đội. Cho nên bất cứ chính sách gì, cán bộ tốt thì thành công. Bao giờ Bác cũng giành cho đội ngũ cán bộ Quân đội sự quan tâm đặc biệt, những tình cảm đặc biệt hết sức sâu sắc và rộng lớn . Người luôn gắn việc bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện cán bộ với đường lối chính trị đường lối quan sự, nhiệm vu cách mạng của Đảng, của Quân đội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, đề ra những yêu cầu cụ thể về phẩm chất năng lực của cán bộ tương ứng với đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị đặt ra. Trong đó quan điểm bao trùm nhất là: Bác nhắc nhở cán bộ phải ra sức học tập, tu dưỡng nắm vững bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa  Mác - Lênin để củng cố giữ vững lập trường, bản chất chính trị, có phương pháp sử lí đúng đối với công việc và đối với con người. Bác thường căn dặn “cán bộ phải thường thương yêu đội viên. Đối với anh em ốm yếu, thương tật, cán bộ phải trông nom, thăm hỏi. Người đội trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người chị người bạn của đội viên, chưa làm được như vậy thì chưa hết nhiệm vụ”, rằng từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội không có áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới là dân chủ, là đoàn kết, là tất thắng”. 
      Đối với nhân dân, Bác thường căn dặn cán bộ chiến sĩ, phải kính trọng dân , giúp đỡ dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân, không được công thần kiêu ngạo. Mình đánh giặc là vì nhân dân, nhưng mình không phải là “cứu tinh” của dân, mà mình phải có trách nhiệm phục sự nhân dân. Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào khi mình chưa đến thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải giúp đỡ dân, thương yêu dân. Mỗi quân nhân phải là một cán bộ tuyên truyền bằng việc làm của mình.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến