CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Trong những năm qua, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, các thế lực thù địch luôn đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá nước ta. Trong đó, chúng tăng cường các phương thức, hình thức chống phá mới, chủ yếu sử dụng các trang tin điện tử, mạng xã hội để truyền bá các thông tin xấu độc, các quan điểm sai trái...đặc biệt chúng tập trung chống phá trên lĩnh vực văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Có thể nhận diện các phương thức mà các thế lực sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Chúng tăng cường sử dụng các mạng xã hội như facebook, zalo, twitter, google+... để truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc. Chúng tận dụng tối đa tiện ích “chat”, phản hồi thông tin (comment) trên để kêu gọi độc giả tham gia trao đổi ý kiến. Mục đích là cổ vũ những độc giả hưởng ứng, cổ súy, ủng hộ các quan điểm xuyên tạc, chống phá Đảng, chống phá Nhà nước và các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng tốt đẹp của nhân dân. Đồng thời xây dựng các trang web mạo danh một số lãnh đạo cấp cao, văn nghệ sỹ nổi tiếng... Các trang web này được xây dựng chế độ mở, cho phép độc giả dễ dàng gửi bài viết trực tiếp, với dung lượng file lớn hoặc có thể cho phép có hạn chế một số người với điều kiện khai báo acount cụ thể để đăng tải bài viết trực tiếp trên các trang này... Trong dịp Tết Nguyên đán các hình thức, thủ đoạn chống phá ngày càng tinh vi hơn.
Thủ đoạn của các thế lực thủ địch là: 
Một là, lợi dụng các thời điểm nhạy cảm ở trong dịp Tết cổ truyền để tung các quan điểm sai trái, thù địch nhằm kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đòi thay đổi hay bác bỏ một số phong tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Tính nguy hiểm và tác động lớn từ các quan điểm sai trái, thù địch là gây tâm lý bán tín, bán nghi, tạo sự phân tâm ở một bộ phận xã hội. Trong đó, đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ các thông tin xấu, độc trên mạng internet là thanh niên, sinh viên và một bộ phận nhân dân. Như  hiện nay chúng đưa truyền thông tin về bỏ tết cổ truyền hay gộp Tết Nguyên đán với tết Tây đã gây ra những tranh cãi, tranh luận gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người dân nước ta.
Hai là, chúng tăng cường tuyên truyền các nội dung dối trá, lừa bịp. Đây là kiểu truyền thống lâu nay của báo chí phương Tây. Tuy không mới nhưng “hiệu quả” của nó vẫn tác động nhất định đối với dư luận nhân dân. Các thông tin dối trá, lừa bịp được tuyên truyền lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài kiểu “mưa dầm thấm lâu”, dần dần cũng sẽ tác động tâm lý đối với một bộ phận xã hội - những người nhẹ dạ, cả tin, tin theo những quan điểm sai trái đó.
 Ba là, chúng trộn lẫn thật - giả, đưa các thông tin, hình ảnh tiêu cực, những ý kiến, quan điểm sai lệch có thật từ các nguồn tin của các báo chí, các cuộc hội thảo trong nước (tỏ ra khách quan) gắn với những bình luận chủ quan, thổi phồng, bóp méo, quy chụp các tiêu cực xã hội... hòng tạo tâm lý bán tín bán nghi.
Nhận thức rõ tình trạng trên nên trong nhiều văn kiện từ Đại hội VII, VIII, IX, X, XI, Đảng ta thường xuyên khẳng định, cảnh báo nguy cơ hết sức nguy hiểm, đó là nguy cơ từ DBHB chống phá chế độ XHCN Việt Nam của các thế lực thù địch. Mới đây nhất, Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII, Đảng đã tiếp tục cảnh báo: Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra tiếp tục tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ DBHB của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hoá xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán càng phức tạp hơn.
Vì vậy trong dịp Tết Nguyên đán cần phải có thái độ, quan điểm, nhận thức đúng đắn và làm rõ các âm mưu thủ đoạn chông phá của các thế lực thù địch. Đặc biệt là đối với lực lượng vũ trang, lực lượng nòng cốt giữ vững trật tự an toàn chính trị xã hội.
Chúng ta cần nhận thức rõ rằng Tết Nguyên Đán đối với người phương Đông chúng ta rất thiêng liêng. Những phong tục đẹp trong dịp Tết thể hiện truyền thống văn hóa, văn minh cần được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ và phát huy, nhất là trong thời buổi giao lưu, hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác và phải chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, cả lực lượng, phương tiện, vật chất đảm bảo,… với phương pháp tiến hành (cách thức) linh hoạt, chủ động và có hệ thống giải pháp đồng bộ, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong “cuộc chiến” quyết liệt này.
Tích cực đấu tranh trên các phương tiện truyền thông, đấu tranh trên internet, các trang mạng xã hội, Blog,… kết hợp với các phương thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình và đối tượng. Đối với các cơ quan báo chí, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ, định hướng kịp thời, phân công và phân cấp tuyên truyền về các sự kiện một cách phù hợp; trong đó báo chí Quân đội phải là lực lượng nòng cốt, xung kích trong đấu tranh chống quan điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Lực lượng vũ trang phải luôn chủ động dự báo các tình huống có thể xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán. Có kế hoạch, biện pháp chủ động sẵn sàng ứng biến xử lý mọi tình huống khi xảy ra, bảo đảm ổn định trật tự xã hội, để nhân dân đón Tết cổ truyền thật ấm cúng và an toàn./.
                                                                                                                              DAT-6B2

Nhận xét

Bài đăng phổ biến