ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng cng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. 

Suốt 87 năm qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã lập nên những kỳ tích to lớn.Với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo cách mạng nước ta giành những thắng lợi to lớn: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỉ nguyên độc lập, tự do; đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đại chiến Mùa xuân năm 1975, giải phóng dân tộc; thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội, đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.
         Công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Ðại hội VI đến nay là một công trình sáng tạo lớn. Trải qua hơn 32 năm phấn đấu bền bỉ, phải vượt qua biết bao khó khăn thử thách, công cuộc đổi mới đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Bộ mặt đất nước có sự thay đổi cơ bản và toàn diện
        Về kinh tế, nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; giai đoạn 1996 - 2000, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực (1997 - 1999), GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6%/ năm; giai đoạn 2001 - 2005, GDP tăng bình quân 7,34%; giai đoạn 2006 - 2010, GDP đạt 7%/năm, rong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 của Việt Nam đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới. Năm 2016, GDP tăng 6,21%.
Về chính trị, bên cạnh công tác lãnh đạo thúc đẩy kinh tế- xã hội thì Đảng ta còn chủ trương biến quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng thành hành động cụ thể, thiết thực. Năm 2006, với Nghị quyết số 04-NQ/TW (Khóa X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Đảng ta xác định tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước triển khai nhiều hoạt động quyết liệt, minh bạch nhằm phòng, chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương,... và việc khởi tố bị can, tạm giam đối với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và một số đồng phạm khác vừa qua là một biểu hiện cụ thể... khẳng định rằng không có “vùng cấm” trong chống tham nhũng - một vấn đề cực kì nhức nhối.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “ Điều chúng ta mong muốn là đang có đà, đang có xu thế, tất cả các cơ quan đều vào cuộc, cả xã hội đồng tình ủng hộ chúng ta. Sắp tới, chúng ta phải làm quyết liệt hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, không có trở ngại nào cả, không sợ sức ép nào cả. Vừa qua, ta đã làm tốt. Đến khó như việc xử lý một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị đương chức mà chúng ta đã xử lý, có kết quả tốt. Nhân dân rất đồng tình, các đồng chí đảng viên trung kiên rất đồng tình, kẻ địch cũng chẳng xuyên tạc được, nếu chúng ta làm đúng” đập tan luận điểm Đảng Cộng sản việt Nam không thể chống tham nhũng của thế lực thù địch.
          Nhìn trên toàn cảnh và theo tiến trình thời gian, có thể liệt kê một số vụ án tham nhũng đã thu hút sự chú ý và được dư luận hoan nghênh như: vụ án tại Công ty Vifon, vụ án do Dương Chí Dũng đứng đầu tại Vinalines, Đáng chú ý là trong những vụ án này, có phiên tòa xét xử kéo dài trong nhiều ngày (như xét xử Phạm Công Danh tại Ngân hàng VNCB hơn 50 ngày), và bên các án tù được tuyên và yêu cầu phải khắc phục hậu quả, đã có một số bị cáo phải nhận án tử hình…Có thể nói việc làm thiết thực của đảng đã rất hiệu quả trong công tác thanh lọc bộ máy trong sạch, có thể “đau” nhưng đã loại bỏ đi những “ vết tràm trong bộ máy chính trị”.
Tuy nhiên, một số cá nhân lại có hành động công kích, xuyên tác: họ ra rả phỉ báng Đảng và Nhà nước về tham nhũng, rồi họ kêu gào phải chống tham nhũng, nhưng khi Đảng và Nhà nước kiên quyết chống tham nhũng thì họ lại trở mặt coi đây là “tiếp tục của sự thanh trừng các bè phái”, “thâu tóm quyền lực chính trị”, đặt ra câu hỏi gợi nghi ngờ: “Đánh nhau kịch liệt hay chống tham nhũng?”, hoặc viết trên facebook ví von: “cắt vài cái ung nhọt, chứ không chữa được căn bệnh ung thư”…! Liên quan tới phòng, chống tham nhũng, ngày 15-11 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 102-QĐ/TW “Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”. Quy định đề cập chi tiết, cụ thể về hình thức kỷ luật đối với vi phạm của đảng viên từ nhận thức, phẩm chất chính trị, tư tưởng, quan điểm, cho đến công việc xã hội, hoạt động, phát ngôn.
Có thể thấy, công tác phòng chống tham nhũng của Đảng ngày càng quyết liệt, hiệu quả hơn, từng bước loại bỏ những “con sâu” tham nhũng, tiêu cực ra khỏi bộ máy, đào tạo ra các thế hệ Đảng viên xứng đáng, phấn đấu, hi sinh cho lí tưởng của Đảng, ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của Đảng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổn quốc, đưa đất nước ngày càng ổn định và phát triển.
Sự nghiệp cách mạng của dân Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam thực hiện dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tương lai, vận mệnh đất nước, dân tộc Việt Nam phải có Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo; dân tộc Việt Nam tự quyết định vận mênh của mình mà không cần sự can thiệp của bất kì thế lực nào. Chỉ có như vậy mới cho phép chúng ta không hổ thẹn với lớp lớp thế hệ cha anh đã anh dũng hy sinh bao sương máu, công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến