Quá trình phạm tội của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên như thế nào ?


Tháng 4/2012, Đinh Nguyên Kha thừa nhận qua mạng xã hội facebook quen biết với Nguyễn Thiện Thành, người tự xưng sáng lập tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”, một người từng “hoạt động chống phá chính quyền tại Việt Nam bị công an phát hiện, bắt giữ nhưng Thành đã trốn thoát sang Thái Lan”.
Sau khi hai người trao đổi các vấn đề về dân chủ và tự do tại Việt Nam. Thành đã móc nối Kha vào tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” với hứa hẹn sẽ giúp Kha đi du lịch sang Thái Lan và định cư tại Hoa Kỳ.
Tháng 7/2012 khi lên mạng tìm học tiếng Thái Lan, Nguyễn Phương Uyên quen với Nguyễn Thiện Thành. Khi được biết Thành có ý định treo cờ vàng ba sọc đỏ (cờ chế độ cũ) ở Long An trong dịp quốc khánh 2-9-2012, Uyên đã chủ động đề nghị được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận bằng cách trực tiếp dán cờ, mang đi treo và chụp ảnh gửi lại cho Thành vào ngày 20/8.
Theo hướng dẫn của Thành, Uyên đã dùng bút chì sáp vẽ hình cờ vàng 3 sọc trên nền giấy A4, dùng máu pha loãng viết tay trên tờ vải trắng nội dung nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 20/8/2012, Uyên đem hình vẽ cờ vàng 3 sọc và tờ vải trên dán ở một số điểm trên quốc lộ 28 thuộc địa bàn xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Sau đó, Uyên dùng điện thoại di động chụp ảnh hiện trường dán truyền đơn và gửi cho Thành đăng trên các trang mạng phản động.

Tối ngày 31/8/2012, Kha in các khẩu hiệu tuyên truyền chống phá Nhà nước ra giấy A4, cờ vàng 3 sọc đỏ do Kha tự làm bằng cách dán 3 sọc băng keo đỏ trên giấy A4 màu vàng. Trong ngày 1/9/2012, Kha dán khẩu hiệu và cờ vàng 3 sọc đỏ tại khu dân cư gần bệnh viện đa khoa Long An, cổng lăng Nguyễn Huỳnh Đức, khu đô thị Lợi Bình Nhơn… Sau đó, đối tượng Kha chụp ảnh hiện trường dán truyền đơn và gửi cho Nguyễn Thiện Thành để đối tượng này đăng tải trên các trang mạng phản động. Nội dung truyền đơn do Nguyễn Thiện Thành truyền về cho Kha qua email.

Vào khoảng cuối tháng 9/2012, Nguyễn Thiện Thành bàn bạc với Kha việc thực hiện kế hoạch phát tán truyền đơn có nội dung kích động, xuyên tạc Đảng, Nhà nước. Để thực hiện hoạt động này, Thành giới thiệu Uyên với Kha để cả 2 cùng thực hiện. Thành cũng chuyển tiền về cho Kha mua các dụng cụ in, dán truyền đơn… Uyên mua máy ảnh để chụp lại hiện trường phát tán truyền đơn.

Ngày 2/10, ba người cùng bàn cách làm “hộp hẹn giờ mở nắp” để phát tán truyền đơn mà không bị công an phát hiện. Đối tượng Uyên đổi 1.600.000 đồng tiền mệnh giá 20.000 đồng, 10.000 đồng và 5.000 đồng đưa cho Kha để dán vào mặt sau truyền đơn, nhằm mục đích cho người đi đường nhặt tiền kèm theo truyền đơn. Uyên và Kha được giao nhiệm vụ quay phim, chụp hình, viết bài gửi cho Thành để đăng lên các trang phản động.

Đến ngày 3/10/2012, Kha đến nhà trọ của Uyên (tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM) và chở Uyên ra khu vực cầu vượt An Sương (nơi 2 đối tượng này dự định phát tán truyền đơn) để quan sát hiện trường.

Sau khi tính toán kỹ, đúng 3h45 phút, ngày 10/10, Kha và Uyên giả làm cặp tình nhân mang thùng đựng hơn 2.000 tờ truyền đơn dán kèm tiền 5.000 – 20.000 cùng cờ của chế độ cũ ra treo ở Cầu Vượt An Sương. Đến 7h15 phút, hộp truyền đơn và cờ vàng 3 sọc đỏ bung ra rơi xuống, hai đối tượng trên chụp ảnh, quay phim hiện trường. Ngày hôm sau, Nguyễn Phương Uyên viết bài miêu tả lại hoạt động rải truyền đơn này và gửi cho tên Thành qua hộp thư yahoo để tên Thành đăng tải trên các trang mạng phản động. (Giờ giấc được các đối tượng tinh toán rất chi tiết)

Nắp điều khiển tự động mở kích hoạt bằng điện thoại của thùng giấy đựng truyền đơn được nghiên cứu khá kỹ. Chúng tỏ có sự chuẩn bị và hướng dẫn kỹ từ các lực lượng phản động. Hoàn toàn đối nghịch với thông tin “ngoan hiền” của đối tượng

Nội dung của những truyền đơn này được cho là đã “xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo, chính sách đất đai của Nhà nước cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa – Hoàng Sa và biên giới đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc; kêu gọi người dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam…”

Thủ tục tố tụng

Tại cuộc họp báo, cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An khẳng định, việc khởi tố, bắt giam Uyên và Kha “được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục của Tố tụng hình sự”. Trên mạng Internet, có thông tin cho rằng đây là vụ “bắt cóc sinh viên” và phát tán “bản kiến nghị”được cho là của các sinh viên, trí thức gửi Chủ tịch nước đề nghị trả tự do cho sinh viên Phương Uyên.

“Kết quả điều tra cho thấy Uyên và Kha đã bị Nguyễn Thiện Thành, đang có lệnh truy nã, lôi kéo vào nhóm ‘Tuổi Trẻ yêu nước’ để thực hiện các hành vi nhằm tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, đại diện cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An nói.

“Thư cầu cứu khẩn cấp” bịa đặt:

Thêm một thông tin sau cho thấy “Thư cầu cứu khẩn cấp” của các sinh viên gửi Chủ tịch nước đã được các phần tử xấu tính toán, làm trước và tung lên mạng nhằm tạo áp lực lên và bôi xấu Chính quyền. Nhưng việc làm trên lại dấu đầu hở đuôi:

Đại diện ĐH Công nghệ Thực phẩm TP HCM xác nhận, đã nhận được thông báo của cơ quan điều tra về việc bắt tạm giam sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Liên quan đến “Thư cầu cứu khẩn cấp” được cho là của các sinh viên nhà trường, bà này cho hay, tên sinh viên thì đúng nhưng mã số lại không khớp.

“Trường đã làm việc với các sinh viên có tên trong bản kiến nghị thì hầu đều khẳng định không tham gia ký tên vào danh sách và thậm chí không biết việc Nguyễn Phương Uyên bị bắt. Các em không hiểu tại sao lại có tên mình trong văn bản đó”, đại diện nhà trường cho biết thêm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến