VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC -LÊ-NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY- BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

Vào những năm cuối thế kỷ XX, sự kiện chính trị chấn động địa cầu đối với những người cộng sản đã xảy ra: chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ và tan rã, cách mạng vô sản thế giới lâm vào thoái trào. Đó là một thực tế đau xót của chủ nghĩa xã hội; đồng thời là cơ hội thuận lợi cho các thế lực chống chủ nghĩa xã hội lợi dụng để đả kích, nói xấu, xuyên tạc, đòi loại bỏ chủ nghĩa Mác -Lê-nin. Kẻ thù cùng những phần tử cơ hội, xét lại đang lớn tiếng tuyên bố chủ nghĩa Mác -Lê-nin đã tỏ ra lỗi thời, nên đoạn tuyệt với nó. Trong họ, có người cho rằng hệ thống quan điểm lý luận của Mác, Ăng -ghen, Lê-nin chỉ là một phần nhận thức nên không thể xem đó là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho nhân dân lao động tiến bộ trong thời đại mới. Hoà cùng bản "hợp xướng" chống chủ nghĩa xã hội của các thế lực thù địch ở bên ngoài, các phần tử bất mãn về chính trị ở nước ta cũng lớn tiếng đòi Đảng ta phải "tự nguyện lột xác", phải từ bỏ nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Một số kẻ ác ý còn ví von rằng phải từ bỏ "con thuyền Mác -Lê-nin" bởi trong quá trình đưa dân tộc ta đến bến bờ độc lập, đưa nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc, nó đã bị "mắc cạn". Chúng đòi hỏi Đảng ta phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… Các phần tử chống đối, bất mãn đưa ra những luận điểm hết sức sai trái, cho rằng nguyên nhân của mọi cái "khốn khổ", "lạc hậu", "trì trệ"… là do sự "nô lệ về ý thức hệ". Song, trong thử thách nghiệt ngã nhất của lịch sử từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác -Lê-nin trong ba thập kỷ qua, những người Cộng sản Việt Nam cùng phần lớn quần chúng nhân dân của dân tộc đã có nhận thức và xử lý riêng của mình. Đảng Cộng sản Việt Nam, một mặt đã từng bước nhận thức những biến động dữ dội của thời đại hiện nay, mặt khác vẫn vững tin vào tính cách mạng, tính khoa học và khả năng cải tạo xã hội của chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, việc giai cấp công nhân và chính đảng cách mạng của mình lấy chủ nghĩa Mác -Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, làm vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh với mọi lực cản trên con đường quá độ. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên, trong nhận thức, tư duy và hành động của những người cộng sản Việt Nam, và mọi người dân đất Việt phải đổi mới và phát triển để nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề cuộc sống dân tộc cũng như nhân loại đặt ra. Trước tiên, cần nắm vững các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để tiếp cận đúng bản chất, đặc điểm của thế giới hiện đại, đặc biệt là những vận hội, thách thức của nó đưa đến cho từng dân tộc. Vì chỉ trên đỉnh cao của tư duy lý luận và tinh thần cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mới giúp cho chúng ta kiên định, tin tưởng, lạc quan đối với cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, hy sinh. Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lê-nin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển chủ nghĩa Mác -Lê-nin về các vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về phát huy sức mạnh của nhân dân, lấy dân làm gốc; về đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân; về văn hoá, về đạo đức… Cùng với chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường thắng lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Vì thế, tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là qua hơn 30 năm đổi mới để rút ra bài học kinh nghiệm và xác định những vấn đề cốt tử đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển vững chắc trong tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, thời cơ và nguy cơ đan xen vào nhau. Đảng ta đã khẳng định phải: "Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra". Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa kiên định và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta và xu thế vận động của thời đại để giải đáp cho được những vấn đề nóng bỏng của đất nước hiện nay. Đây là vấn đề sinh tử, có tính nguyên tắc liên quan đến sự thành bại của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đến cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa chống cộng và các trào lưu cơ hội, xét lại. Trên cơ sở lập trường kiên định có tính nguyên tắc đó, hơn bao giờ hết, cần đẩy mạnh việc học tập, nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu triển khai và tổng kết thực tiễn trong nước, học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các nước khác, kịp thời làm sáng tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về Đảng cầm quyền và công tác xây dựng Đảng, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" … làm cơ sở để "xây dựng nền tảng tư tưởng, lý luận vững chắc cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững mục tiêu lý tưởng, giữ vững niềm tin, bảo đảm thống nhất nhận thức và hành động". Trong quá trình nghiên cứu chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải "hết sức chú trọng nâng cao tính khoa học, tính thực tiễn và sự mạnh dạn khám phá, sáng tạo"; phải "học tinh thần xử trí mọi việc", "dĩ bất biến, ứng vạn biến" theo phương pháp Hồ Chí Minh; phải bảo đảm "dân chủ trong nghiên cứu lý luận". Cần khắc phục hiện tượng coi chủ nghĩa Mác -Lê-nin là "nhất thành bất biến" như một lược đồ cứng nhắc làm mất đi khả năng "tự phát triển" với tư cách là một khoa học và thủ tiêu tính thực tiễn của nó đối với lịch sử là một cương lĩnh hành động cách mạng. Đồng thời, nhất thiết phải làm tốt việc tổ chức thực tiễn và tổng kết quá trình đó để phát triển lý luận, đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn, thúc đẩy thực tiễn tiến lên. Phải lấy thực tiễn để đối chiếu, kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển lý luận, chứ không phải lấy lý luận để chứng minh cho thực tiễn. Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, làm tốt việc tổ chức thực tiễn và tổng kết thực tiễn phải luôn đi song hành với cuộc đấu tranh không khoan nhượng, trước hết với sự xuyên tạc, phá hoại bằng những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm của các thế lực thù địch, những kẻ chống cộng và cơ hội, xét lại đối với chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mà đặc biệt là những âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Mặt khác, cần phê phán, khắc phục triệt để mọi biểu hiện lệch lạc, sai lầm cả trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, kiên quyết khắc phục "tự diễn biến" trong từng tổ chức, từng đơn vị. Đ-M-T/d17

Nhận xét

Bài đăng phổ biến