PHÁT NGÔN GÂY THÙ GHÉT - VẤN NẠN CỦA MẠNG XÃ HỘI - TIỂU ĐOÀN 12

Trong những năm gần đây, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội đã tạo ra một sân chơi rộng lớn cho “công dân toàn cầu” và Việt Nam nói riêng được tự do kết nối và chia sẻ. Chính vì vậy, mạng xã hội đang ngày càng có những tác động sâu rộng tới mọi mặt trong cuộc sống của mỗi con người. Bên cạnh những tiện ích, những tác động cực, không thể phủ nhận mạng xã hội cũng đem đến nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cho cá nhân, cộng đồng, và xã hội. Khi thế hệ “công dân mạng” ngày càng có xu hướng tự do thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân trên các ứng dụng của mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube... những “phát ngôn gây sốc”, “phát ngôn gây thù ghét” cũng theo đó mà có mức độ, tần xuất xuất hiện ngày càng gia tăng. Với những hậu quả không dễ dàng đo đếm, phát ngôn gây thù ghét hiện là một trong những vấn nạn toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt trong Kỷ nguyên Số, không chỉ tại Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, một bộ phận người dùng mạng cho mình “quyền phán xét” những người xa lạ trên phương tiện thông tin đại chúng và có thể dẫn đến “chủ nghĩa tự xử” khi những suy nghĩ cực đoan bị đối tượng biến thành hành động. Khi tràn lan trên mạng xã hội, phát ngôn gây thù ghét ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết cần có sự quản lý bởi rất nhiều trường hợp phát ngôn nằm ngoài sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam hiện đang có hơn 35 triệu người sử dụng mạng xã hội (chiếm 37% dân số) với thời lượng trung bình dành cho mạng xã hội khoảng 2 giờ 18 phút mỗi ngày. Nghiên cứu trên 1000 mẫu khảo sát, có đến 78% người được hỏi tại Việt Nam đều khẳng định đã từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội. Điều nguy hiểm hơn, hiện nay các thế lực thù địch đang tích cực tận dụng các trang mạng xã hội để xuyên tác, nói xấu Đảng, Nhà nước ta; bôi nhọ danh dự của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hô hào cổ súy các hành vi vi phạm pháp luật, “tự xử” với nhau mà không cần yêu cầu cơ quan chức năng… Những hoạt động trên bước đầu đã có tác động đến một bộ phận dân cư mạng ở nước ta, đặc biệt là tới cộng đồng những người trẻ tuổi, thích thể hiện quan điểm của mình nhưng ít am hiểu về đời sống chính trị, xã hội; a dua theo những quan điểm lệch chuẩn, lối sống ảo… từ những hành động trên mạng xã hội đó sẽ dần có những tác động tiêu cực trong đời sống xã hội Nhận thấy sự gia tăng về mức độ cũng như tính chất nghiêm trọng của những phát ngôn gây thù hận, cũng như lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch, thì trong thời gian vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang thực hiện hàng loạt các giải pháp đồng bộ bao gồm ban hành các quy định mới phù hợp với diễn biến thực tại của mạng xã hội và tiến hành đối thoại, kêu gọi sự hợp tác và trách nhiệm hơn nữa từ các nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội. Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng đang xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội dành cho người sử dụng ở Việt Nam với sự kêu gọi các doanh nghiệp cung cấp nền tảng ứng dụng công nghệ lớn như Google, Facebook... cùng hợp tác để hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử này. Để giải quyết tình hình đó cần có sự chung tay giúp sức của các quốc gia trên thế giới bằng bằng việc chia sẻ với nhau những kinh nghiệm và giải pháp, trên tình thần cầu thị, không được bảo thủ. Mà trước tiên phải đặt ra khuôn khổ luật pháp rõ ràng, cụ thể và nghiêm khắc cho phát ngôn trên mạng xã hội. Không thể để mạng xã hội trở thành “vùng vô luật”. Ví dụ như năm 2016, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một “Bộ luật ứng xử” trong đó các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đưa ra hàng loạt cam kết chống lại phát ngôn thù hận trên mạng tại châu Âu”. Rõ ràng, tại các nước phát triển, ngoài các quy định pháp lí cụ thể và nghiêm khắc, các biện pháp nhằm vào việc xử lí nhanh chóng thông báo vi phạm, xóa nội dung vi phạm là điều cần thiết được tiến hành. Còn tại Việt Nam, hiện nay các mạng xã hội đang có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam như Facebook, Youtube... nhưng các nhà cung cấp dịch vụ lại cho rằng họ không hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về những nội dung phát ngôn xấu được đăng tải. Bởi lẽ trang mạng xã hội đều cài đặt chức năng “thông báo vi phạm” cho phép người dùng báo cáo những nội dung sai sự thật, kích động thù hận. Do người dùng không chú ý đến các chức năng nêu trên, thực tế khi phát ngôn được tung ra, vấn đề việc xóa bỏ còn chậm, không nhiều và chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Do đó đã đến lúc cần có những chế tài “buộc” nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm nhiều hơn nữa trong việc hạn chế những phát ngôn thù ghét, phản động để hướng tới xây dựng môi trường mạng an toàn và công bằng hơn cho người sử dụng, trên cơ sở nâng cao hiệu quả quán lý của Nhà nước về không gian mạng mà trực tiếp là Bộ thông tin và truyền thông. Kết hợp các biện pháp pháp lý với các biện pháp mềm mang tính đạo đức và giáo dục với đề xuất xây dựng và triển khai “Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội Việt Nam”. Điều quan trọng, là phải hướng vào ý thức, trách nhiệm của những người sử dụng mạng xã hội, phải nâng cao nhận thức của họ bằng việc làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân nắm được các đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Phát huy dân chủ rộng rãi xã hội, kết hợp đối thoại trực tiếp với tận dụng tốt không gian mạng trong tiếp thu, giải đáp kịp thời ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; tranh biểu hiện mập mờ, lấp liếm thông tin, gây hoài nghi, mơ hồ trong quần chúng nhân dân. Chú trọng trang bị những kiến thức kỹ năng trong nhận diện, cách giải quyết, phản bác lại những thông tin nói xấu, xuyên tạc đến cá nhân, tổ chức, đến Đảng, Nhà nước để tự trang biện biện pháp bảo vệ, phòng tránh, đấu tranh có hiệu quả. Đặc biệt một bộ phận chiếm phần đông trong cộng đồng mạng đó là lực lượng thanh niên. Bên cạnh cần làm tốt các biện pháp giáo dục, tuyên truyền thì biện pháp phải phù hợp thì cần quan tâm, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động thực tiễn để thanh niên được tham gia, trải nghiệm, thử thách; để họ thấy được giá trị cuộc sống, trách nhiệm của bản thân với xã hội, kéo họ ra khỏi thế giới ảo, dừng lại không chạy theo các xu hướng thiếu lành mạnh, suy nghĩ tiêu cực; kết hợp chặt chẽ với các biện pháp răn đe, quản giáo của cơ quan chức năng đối với các trường hợp cá biệt. Xây dựng không gian mạng văn hóa, lành mạnh cần có các biện pháp quyết liệt không chi của Nhà nước và chung tay tự nguyện tham gia của cả cộng đồng mạng trong đất nước, có như vậy mới gạt bỏ được đất sống của những phát ngôn gây sốc”, “phát ngôn gây thù ghét”, phản động trên cơ sở đó tác động trực tiếp trong xây dựng đời sống tinh thần xã hội lành mạnh phong phú./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến