NHẬN DIỆN “TỰ DIỄN BIẾN’, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Thế nào là “tự diễn biến”? Thế nào là “tự chuyển hóa”? “Tự diễn biến” là sự suy thoái về mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự “tự diễn biến” sẽ dẫn đến “tự chuyển hóa”, đó là trong tổ chức, con người, đặc biệt là tổ chức Đảng, tổ chức bộ máy Nhà nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,… Đại hội XII của Đảng đã nhận định: “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã đến mức đáng lo ngại. Xâm nhập vào nhiều cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền địa phương làm xói mòn những giá trị đạo đức xã hội. Đây chính là nguyên nhân chủ yêu gây ra sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu thập niên 90 của thế kỷ XX. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay ở nước ta biểu hiện trong cả nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng, niềm tin và ý chí quyết tâm hành động, cụ thể: Về chính trị, hiện nay có không ít cán bộ, đảng viên bộc lộ những quan điểm về thiếu niềm tin, hoài nghi, thậm chí phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những cán bộ, Đảng viên luôn thể hiện thái độ bất mãn, buông xuôi ở cơ quan cũng như khu dân cư nơi sinh sống. Luôn nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lợi dụng các vấn đề tiêu cực của xã hội để phê phán mang tính chủ quan, áp đặt về tình hình của đất nước. Đặc biệt, một số cán bộ, đảng viên đã nghỉ hưu công khai phê phán một các cực đoan, bất mãn, thiếu căn cứ về vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,… Sự suy giảm nhận thức về chính trị, tư tưởng làm cho họ ngày càng xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa, xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xa rời đường lối, chính sách của Đảng. Suy giảm nhiềm tin vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Về kinh tế, sau ơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội, vươn lên trở thành nước có mức thu nhập trung bình của thế giới. Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã mở rộng quan hệ, hợp tác với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng lên. Kéo theo đó, tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí ngày càng gia tăng ở mọi cấp, mọi người, mọi địa phương. Thực tế này đã được bộc lộ qua các đại án kinh tế lớn như PMU18, Vinashin, Vinaline,… Việc tài sản của nhiều cán bộ, đảng viên tăng nhanh một cách bất thường… Cùng với đó là những tư tưởng, quan điểm phủ nhận nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đề cao tuyệt đối kinh tế tư nhân, ca ngợi kinh tế tư bản chủ nghĩa… đã làm cho nhân dân mất lòng tin vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó suy giảm và mất dần niềm tin vào vai trò và sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ đó, nhân dân không tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là các yếu tố cản trở việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về văn hóa-xã hội, tệ nạn chạy chức, chạy quyền, chạy công chức, chạy dự án,… lối sống xa hoa, thực dụng, phô trương, tư tưởng sùng bái, đề cao văn hóa, lối sống tư bản, nói xấu, xuyên tạc lịch sử, cục bộ, địa phương, bè phái,… của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời gian vừa qua được phản ánh qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt, lợi dụng mạng xã hội, các diễn đàn, nhất là các trang báo điện tử, nhiều người đã bày tỏ tư tưởng, quan điểm cực đoan thông qua các bài viết, trả lời phỏng vấn nói xấu chế độ, bôi nhọ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, phủ nhận những thành tựu đổi mới của đất nước trong những năm vừa qua… Thực tiễn ở Việt Nam thời gian qua đã cho thấy tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên diễn ra khá phức tạp, trên mọi lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Nếu như không có các biện pháp phòng chống kịp thời thì “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sẽ lan rộng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Từ cán bộ cấp thấp đến cán bộ cấp cao, từ số ít cán bộ, đảng viên đến số đông cán bộ, đảng viên, từ các nhân cán bộ, đảng viên đến tổ chức mà cán bộ, đảng viên đó sinh hoạt. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, đe dọa đến vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ ở Việt Nam hiện nay. Đây là lúc chúng ta cần nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề này để thấy rõ thực trạng, nguyên nhân và tác động nguy hại của nó đề từ đó xây dựng và thực thi hiệu quả một hệ thống, giải pháp đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. - Luân Văn Nhanh - HVc22d8

Nhận xét

Bài đăng phổ biến