BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ VỮNG VÀNG

PHẨM CHẤT QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG


Thực tế cho thấy, sự tác động, ảnh hưởng từ những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đặc biệt là tác động xấu từ các quan điểm sai trái tán phát trên không gian mạng đối với xã hội hiện nay và trong tương lai là rất lớn.

Để không hoang mang, dao động trước sự tác động ấy, mỗi chúng ta, mà trước hết là cán bộ, đảng viên phải có bản lĩnh chính trị thật sự vững vàng. Thế nhưng do khả năng "miễn dịch" và “sức đề kháng” hạn chế nên trước những tác động ấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã có những biểu hiện hoang mang, dao động. Xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tăng cường khả năng "miễn dịch", nâng cao "sức đề kháng” cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phải đặc biệt được coi trọng và phải là việc làm thường xuyên. Trước yêu cầu mới hiện nay, đây là vấn đề cần được đặc biệt coi trọng.        


Đối với mỗi cá nhân, bản lĩnh đó chính là sự vững vàng, tính kiên định, sự chủ động thể hiện trong hành động trước những thử thách mà cuộc sống đặt ra. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn Đảng ta, bản lĩnh chính trị là phẩm chất hàng đầu không thể thiếu. Bản lĩnh chính trị của Đảng chính là sự kiên định với mục tiêu, lý tưởng-độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH); kiên định nền tảng tư tưởng là Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng... Đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng vững vàng về bản lĩnh phải luôn kiên định, không dao động trước mọi hoàn cảnh, có ý chí, quyết tâm phấn đấu, vượt lên mọi gian khổ, khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đảng viên vững vàng về bản lĩnh chính trị phải luôn nêu cao tính chiến đấu, kiên quyết đấu tranh vạch trần, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, góp phần làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.


Thời gian qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ: “Các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình; cổ xúy cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa". Đồng thời, chúng còn “cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn”. Đặc biệt, chúng tìm mọi phương kế tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng những giọng điệu xuyên tạc nguy hiểm, chúng muốn gieo rắc vào cán bộ, đảng viên tư tưởng hoài nghi về mục tiêu, con đường đi lên xây dựng CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.


Trước sự chống phá ấy, cơ bản toàn Đảng, toàn dân ta có khả năng "miễn dịch" và "sức đề kháng" tốt, luôn vững vàng bản lĩnh chính trị; nhận thức đúng về bản chất cách mạng và khoa học; kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tích cực, chủ động đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch... Tuy nhiên, những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, những khó khăn, phức tạp nảy sinh trong quá trình hội nhập, đặc biệt là sự chống phá quyết liệt bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch, phản động đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức ta hoang mang, dao động, giảm sút ý chí, niềm tin. Nghị quyết hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chỉ rõ: “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao”. Một số cán bộ, đảng viên không chủ động tự giác, tích cực kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc mà còn cổ xúy, phụ họa “té nước theo mưa”. Một bộ phận cán bộ, đảng viên không thiết tha với việc học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không muốn tham gia các buổi học tập, quán triệt chủ trương, đường lối nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Do "sức đề kháng", khả năng "miễn dịch" trước các tác động tiêu cực từ những thông tin xấu độc, sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động mà trong xã hội đã có sự xuất hiện của những quan điểm phủ định mục tiêu và con đường đi lên xây dựng CNXH của nước ta. Trong đó, biểu hiện: “Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.là biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đầu tiên được đề cập


Một trong những biện pháp đấu tranh phòng, chống những biểu hiện ấy là mỗi cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở tăng cường "sức đề kháng", khả năng "miễn dịch" trước những tác động tiêu cực từ những hành động sai trái, thông tin xấu độc, sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Chỉ có, bản lĩnh chính trị vững vàng mới là phẩm chất quyết định sự sống còn và thành công của mỗi cán bộ, đảng viên và toàn Đảng ta./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến