BÁC BỎ QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN THÔNG QUA VIỆC XEM “TRÍ THỨC LÀ ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO XÃ HỘI” TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    Hiện nay, các thế lực thù địch ra sức sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận chủ nghĩa xã hội, xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong đó, có luận điệu cho rằng, hiện nay “trí thức là đội ngũ lãnh đạo xã hội”. Điều này đã gây không ít sự ngộ nhận trong các tầng lớp nhân dân, sự mơ hồ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Do vậy, rất cần thiết phải đấu tranh bác bỏ quan điểm trên, chỉ rõ, đó là một sai lầm, không có cơ sở khoa học, thiếu căn cứ thực tiễn. Đồng thời khẳng định lãnh đạo xã hội trong giai đoạn hiện nay là “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân”.
Thực chất của quan điểm xem “Trí thức là đội ngũ lãnh đạo xã hội” trong giai đoạn hiện nay là sự phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phủ nhận vai trò của đảng cộng sản, phủ nhận chủ nghĩa xã hội, xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin
Trong thời gian gần đây, một số luận điệu xuyên tạc dựa vào yếu tố thời đại mới để cường điệu hóa vai trò của đội ngũ trí thức, làm lu mờ và phủ nhận SMLS của GGCN, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin.
Một luận điệu xuyên tạc khác nữa là các thế lực phản động, thù địch vội vã kết luận sự phát triển của xã hội ngày nay không phải do cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản (CNTB) và chủ nghĩa xã hội (CNXH) quyết định mà do cách mạng KH-CN quyết định.
Thế lực phản động, thù địch còn chỉ ra rằng khoa học càng phát triển, xã hội càng tiến bộ thì số lượng và vai trò của đội ngũ trí thức cũng không ngừng tăng lên đã làm cho đội ngũ trí thức có vị trí chủ đạo trong phát triển xã hội và trở thành lực lượng quyết định cải tạo thế giới.
Không có cơ sở khoa học, thiếu căn cứ thực tiễn khi cho rằng “Trí thức là đội ngũ lãnh đạo xã hội” trong giai đoạn hiện nay
Trước hết, trí thức tồn tại với tư cách không phải là một giai cấp, mà chỉ là một đội ngũ xã hội đặc biệt. Từ vị trí của mình trong phân công lao động xã hội, trí thức không có quan hệ riêng và trực tiếp với sở hữu tư liệu sản xuất, không giữ vị trí độc lập trong hệ thống sản xuất, các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định giai cấp; do đó, họ không có khả năng đại biểu cho phương thức sản xuất nào, cho nên họ không phải là một lực lượng kinh tế, chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp xã hội khác.
Thứ hai, trí thức cũng không có hệ tư tưởng độc lập, trí thức luôn gắn với những giai cấp nhất định, với tư cách là một đội ngũ và ở trong một thể chế chính trị cụ thể, trí thức nói chung là của giai cấp thống trị do hệ thống giáo dục và đường lối đào tạo của Nhà nước của giai cấp thống trị ấy tạo ra.
Thứ ba, trí thức không đại diện cho lợi ích nhiều giai - tầng xã hội. Do họ không có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản.
Thứ tư, trí thức không có được tinh thần cách mạng triệt để như giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Thực tế hiện nay trí thức đang chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số đảng viên của Đảng và nhiều trí thức là đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, những đảng viên của Đảng khi trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, thì càng phải có tầm trí tuệ cao, đòi hỏi phải có tri thức, có tầm nhìn sâu rộng. Do đó, vội vàng cho rằng, trí thức là đội ngũ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, lãnh đạo xã hội, đó là một kết luận máy móc, siêu hình, không hiểu đúng nội hàm bản chất giai cấp công nhân của đảng.
Lãnh đạo xã hội trong giai đoạn hiện nay là “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân”
Nếu trí thức tồn tại với tư cách không phải là một giai cấp, không có khả năng đại biểu cho phương thức sản xuất nào, thì GCCN là sản phẩm của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Nếu trí thức không đại diện cho lợi ích nhiều giai - tầng xã hội, thì công nhân là giai cấp đại diện cho lợi ích của đông đảo nhân dân lao động. Nếu tinh thần cách mạng của trí thức không triệt để, dễ chao đảo, thì công nhân là giai cấp có tinh thần triệt để cách mạng. Nếu trí thức không có hệ tư tưởng độc lập - điều kiện tất yếu để khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình, thì công nhân là giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình.
Tóm lại, “trong tất cả các giai cấp tồn tại cùng với GCCN, chỉ có GCCN là giai cấp hội đủ các yếu tố của một giai cấp lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xã hội. Chỉ có GCCN mới đủ sức cầm ngọn cờ cách mạng định hướng cho con đường đi của lịch sử dân tộc, nhân loại”./.
SBH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến