NVA38 - LÁ PHIẾU LÀ NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN VÀ DÂN TỘC


Đại hội Đảng sẽ bầu ra Ban chấp hành Trung ương - cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng trong nhiệm kỳ 5 năm, là cơ sở chính trị để tiếp đó, ngày 23/5 cử tri cả nước bầu đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, là cơ sở pháp lý cho bộ máy nhà nước cả Trung ương và địa phương nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cuộc bầu cử phải đáp ứng nhu cầu lợi ích, nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc ở thời điểm lịch sử mà nó diễn ra. Và những lợi ích có tính bao trùm, phổ quát sẽ tác động, góp phần quyết định kết quả của cuộc bầu cử ấy.


Đại hội XIII của Đảng có 1.587 đại biểu, bao gồm 194 đại biểu đương nhiên, 15 đại biểu do chỉ định, và 1.381 đại biểu do đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương bầu ra sẽ bầu cử nhân sự của Đảng tại Đại hội như thế nào? Bởi lẽ, họ đại diện cho hơn 5 triệu đảng viên của Đảng, là “…đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của… nhân dân lao động và của cả dân tộc”.

 

Các đại biểu biểu quyết trong phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng

Cách đây không lâu, khi chúng ta chứng kiến những rừng người, rừng cờ đỏ sao vàng đổ xuống phố phường năm 2018 đón mừng hai đội tuyển bóng đá nam, nữ lần đầu tiên sau 60 năm cùng vô địch SEA Games. Cảm nhận niềm tin yêu, hi vọng của đông đảo người dân vào công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19 đang gặt hái nhiều thành công từ đầu 2020 đến thời điểm này. Xúc cảm nhận về gợi ý bao mong muốn, kỳ vọng của 97 triệu dân Việt đang gửi tới các lá phiếu Đại hội 13 cũng như lá phiếu bầu đại biểu dân cử.


Đó là khát vọng, là đòi hỏi của một dân tộc quyết phải hùng cường, đất nước phải vươn lên mạnh mẽ hơn nữa trong một thế giới đang vận động không ngừng, đầy thách thức. Các đại biểu dù được bầu ra từ đại hội các đảng bộ miền xuôi, miền ngược, là cán bộ dân sự hay từ lực lượng vũ trang, những cử tri nơi đô thị hào nhoáng hay nông thôn còn vất vả trăm bề, tất thảy đều cầm trên tay, mỗi người một lá phiếu, đại diện cho khát vọng, đòi hỏi ấy. 

Những lá phiếu ấy, trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần sẽ chọn ra những người, mà chính họ sẽ đại diện cả quyền lực chính trị, quyền lực pháp lý, với trọng trách trên vai là đưa ước mơ của cả dân tộc sớm thành hiện thực.


Công tác chọn lựa nhân sự, những người gánh vác trọng trách của đất nước là vấn đề luôn được các tầng lớp nhân dân theo sát, đi đến đâu, ở chỗ nào, cũng thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân tỏ ra quan tâm, theo dõi và có phần băn khoăn, lo lắng, đặt câu hỏi: Đảng ta sắp tới dự định lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo thế nào để đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng to lớn mà lịch sử giao phó?


Công tác nhân sự tại Đại hội XIII, từ tầm quan trọng, các yêu cầu đặt ra, đến nội dung, phương pháp, cách thách tiến hành, và đặc biệt, nhấn mạnh “trách nhiệm của chúng ta”, là làm sao lựa chọn được đội ngũ cán bộ đủ Đức, đủ Tài gánh vác trọng trách mà Đảng, nhân dân giao phó. “Trách nhiệm của chúng ta” đối với công tác cán bộ, thẳng thắn nhìn vào sự thực, rằng, đội ngũ cán bộ của ta hiện đông, nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy tội, tiêu cực trong “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi đã có ảnh hưởng nhất định đến việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội. 


Công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương, mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương. Phải làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội XIII của Đảng.

Đảng ta đã và đang tiếp tục có những bước đi vững chắc, chặt chẽ để bịt những lỗ hổng từng gây nhiều hệ lụy, tổn thất về uy tín chính trị, sự đổ vỡ niềm tin của dân vào Đảng, giúp cụ thể hóa trách nhiệm của từng tổ chức Đảng, từng cấp, từng cơ quan, đơn vị đối với công tác cán bộ được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, kỹ lưỡng, kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm công tác nhân sự của các khoá trước và xuất phát từ yêu cầu thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cả hệ thống chính trị ở nước ta.


Có thể thấy, những nỗ lực, quyết tâm như vậy sẽ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị đối với công tác nhân sự, để kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có Đức, có Tài, đủ tiêu chuẩn, đủ bản lĩnh chính trị để gánh vác trọng trách nối tiếp truyền thống lịch sử anh hùng, đưa đất nước ta, dân tộc ta tiến lên trên con đường độc lập, tự do và thịnh vượng; đồng thời không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, những người sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, sự tồn vong của chế độ.


C3

Nhận xét

Bài đăng phổ biến