NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

Tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” là một bài báo đăng trên báo Nhân dân ngày 3/2/1969. Đây là bài báo cuối cùng của Bác. Xuất xứ của nó khá đặc biệt: Bác không trực tiếp viết, mà chỉ đạo hai cơ quan lớn thể hiện tư tưởng đó. Bác cho mời đồng chí lãnh đạo cao nhất của ban tuyên huấn Trung ương và đồng chí phụ trách cao nhất của Văn phòng Trung ương đến làm việc. Bác nói: cần phải có một bài báo, và đăng trên báo Đảng đúng dịp sinh nhật Đảng làm tài liệu học tập cho toàn Đảng, cho cán bộ Đảng viên. Bác đề nghị các chú thể hiện, viết tài liệu này, sau ba ngày (từ 25/1/1969) phải hoàn thành bài viết.
Hai cơ quan được giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ quan trọng này đã cố gắng thực hiện đúng yêu cầu chỉ đạo của Bác: viết ngắn, dễ hiểu, nhưng lại hàm chứa đủ nội dung cần thiết, tối đa là 1.000 từ (sau này khi đăng lên có gần 700 từ). Viết ngắn là một phong cách của Bác. Những tư tưởng phong phú và sâu sắc được diễn tả trong từng câu, từng chữ, cô đọng hàm súc. Tác phẩm ngắn nhất của Bác chỉ có 50 từ; tác phẩm dài nhất hàng vạn từ, trong đó có “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Bác nhấn mạnh: quét sạch chủ nghĩa cá nhân để nâng cao đạo đức cách mạng. Sau này bài báo có thay đổi một chút tiêu để nhưng nội dung cốt lõi vẫn là xây dựng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Đến ngày 28/1/1969, đúng hẹn, các đồng chí đưa bản thảo trình lên Bác. Bác xem qua, trả lại, không chữa. Bác nói: “Các chú về nhân cho Bác đủ số lượng các bản, gửi tới từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị để xin ý kiến”. Sau khi tập hợp đủ các ý kiến đóng góp, Bác mời hai đồng chí cùng với Bác tổng hợp ý kiến. Bác bảo: “Các chú về thể hiện theo nội dung này và chuyển cho Bác vào ngày hôm sau. Đến lúc đó, Bác sẽ dành trọn một ngày để chữa”.
Hôm sau, đúng hẹn, Bác trả lại bản thảo, Bác chữa không còn chỗ nào. Đồng chí Trưởng Ban Tuyên huấn lúc đó (nay là Ban Tuyên giáo) áy náy nói với Bác: “Thưa Bác, Bác chữa hết thế này rồi thì còn gì nữa ạ”. Bác bảo: “Chữa nhiều thật, nhưng Bác vẫn cố giữ ý của các chú đấy chứ”. Đó là giữu đúng chủ đề bài báo.
Sau đó hai đồng chí lấy Bác vui liền đề đạt ý kiến với Bác đổi tên đầu đề bài báo: Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Vì trong Đảng ta đa số là tốt, chỉ có số nhỏ là mắc phải chủ nghĩa cá nhân (thời đó có thể là nhỏ nhưng bây giờ thì không còn nhỏ nữa…). Bác quay sang hỏi đồng chí Chánh văn phòng: “Ý chú thế nào?”. Đồng chí ấy cũng đồng ý. Bác ngẫm nghĩ rồi nói: “Các chú có hai mà Bác chỉ có một mình, các chú là đa số; vả lại Bác thấy các chú cũng có lý nên Bác đồng ý”. Hai đồng chí mừng lắm, chuẩn bị ra về thì Bác lại hỏi một câu: “Giả sử các chú tiết kiệm tiêu dùng, mua sắm được bộ bàn nghế, giường tủ mới, thì trước khi kê vào, các chú có quét sạch rác rưởi đi không hay cứ để thế mà kê?”. Hai đồng chí ngẫm nghĩ chưa biết trả lời sao thì Bác nói: “Thôi các chú mang bài sang tòa soạn đi không bên đó họ đợi. Nhớ dặn họ là nhấn mạnh ý của Bác: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng trong ruột bài báo còn đầu đề thì như ý các chú cũng được”.
Chúng ta cần suy nghĩ về sự tu dưỡng đạo đức trong Đảng và vấn đề xây dựng Đảng hiện nay. Bây giờ Đảng có hơn 4,5 triệu Đảng viên đông gấp hơn 900 lần so với hồi Cách mạng Tháng Tám 1945. Vậy mà Đảng ta vào đầu thời kỳ đổi mới (1991, Đại hội VII) đã nhận định rằng: Đảng đông mà không mạnh. Đây là điều rất đáng lo, vì những biều hiện suy thoái đang diễn ra mà Đảng đã nghiêm khắc phê phán trong văn kiện Đại hội X, Đại hội XI, nhất là Đại hội XII. Đó là vấn đề đạo đức, đoàn kết, là nạn tham nhũng, là bằng thật, bằng giả, là chạy danh, chạy chức, chạy quyền… Chính vì vậy chúng ta cần nghiên cứu kỹ tác phẩm của Bác về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Trong bài báo đã nêu, Bác nhấn mạnh: Chúng ta đánh thắng chủ nghĩa thực dân Pháp, đang quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ. Làm được điều đó chính là nhờ lòng dũng cảm, hy sinh của toàn thể cán bộ, đảng viên và của nhân dân. Đảng rất tự hào đã đào tạo nên một thế hệ thanh niên tài đức như vậy. Sức mạnh của chúng ta có là do đạo đức cách mạng. Bác rất chú trọng đến thế hệ trẻ. Song còn nhiều biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân cần phải phê phán.
Bài báo nói về những căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân như vụ lợi, ích kỷ, tự tư tự lợi, hám danh, hám lượi, hám địa vị, chức quyền, kéo bè kéo cánh, cục bộ, địa phương chủ nghĩa phù phiếm, làm ít nói nhiều, dối trá. Bác kể ra 10 căn bệnh đó mà nếu không tẩy rửa nó đi thì không còn xứng đáng là người cách mạng, có đạo đức cách mạng nữa.
Ta mới hiểu vì sao khi viết tác phẩm Đường kách mệnh (1927), khi đó, Đảng chưa ra đời mà Bác đã hình dung hai điều cốt yếu: “Giữ chủ nghĩa cho vững và ít lòng ham muốn về vật chất”.
Phần cuối bài báo, Người trình bày rất rõ các giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh nề nếp sinh hoạt chi bộ, Bác nói: “Giữ nghiêm chế độ sinh hoạt Đảng”.
Văn hóa – đạo đức Hồ Chí Minh – NXB Hà Nội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến