ĐẦY ĐỦ VỀ VIỆC: CÓ ĐƯỢC THỪA NHẬN CHÍNH QUYỀN NGỤY SÀI GÒN LÀ MỘT CHÍNH THỂ CHÍNH TRỊ VỚI CÁI DANH TỰ XƯNG “VIỆT NAM CỘNG HÒA” HAY KHÔNG?

Hiệp định Genève 1954 là hiệp định đình chiến dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Trong đó, bán đảo Đông Dương gồm 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia.
Như vậy, nếu chiếu theo mục đích của Hiệp định Genève thì Việt Nam phải hoàn toàn độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ từ năm 1954. Tuy nhiên, với sự hậu thuẫn của Mỹ, Pháp và tay sai đã vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, không chịu từ bỏ sự hiện diện ở Việt Nam và không chịu từ bỏ các lợi ích ở Việt Nam, do vậy họ đã bảo hộ cho cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của mình tại Việt Nam.
Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Genève được ký kết 6 tuần, thủ tướng Pháp đã ký tắt dự thảo Hiệp ước Matignon (1954) với Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Bản dự thảo dự kiến công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập khỏi Chính phủ Pháp và là thành viên của khối Liên hiệp Pháp. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Chính phủ Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Chính phủ Pháp ký sau này. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi Hiệp định Genève, bởi vì chính phủ này chỉ sở hữu một vài thuộc tính của một chủ quyền đầy đủ, và đặc biệt là nó phụ thuộc vào Pháp về quốc phòng. Theo Bernard B. Fall Quốc gia Việt Nam không đủ thực quyền để ký kết Hiệp định do lực lượng quân sự của chính quyền này quá nhỏ. Mặt khác, Hiệp ước Matignon mới chỉ được ký tắt dưới dạng ghi nhớ giữa 2 Thủ tướng chứ không phải nguyên thủ cao nhất của 2 bên (Tổng thống Pháp René Coty và Quốc trưởng Bảo Đại), nên nó vẫn chưa có hiệu lực pháp lý.
Do đó, Pháp và tay sai bảo hộ là “Quốc gia Việt Nam” chỉ chấp nhận tam thời lấy vĩ tuyến 17 làm Khu phi quân sự Việt Nam với mục đích ban đầu là một giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cắt vùng tập kết giữa một bên là các lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp và các lực lượng đồng minh để sau đó sẽ tiến hành tổng tuyển cử toàn quốc vào năm 1956. Điều này được ghi rõ trong điều 1 của Hiệp định Genève như sau:
“Một giới tuyến quân sự sẽ được quy định rõ để lực lượng của hai bên sau khi rút lui sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy: Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng Quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến... Hai bên đều đồng ý có một khu phi quân sự hai bên giới tuyến, mỗi bên rộng nhất là 5 ki-lô-mét kể từ giới tuyến trở đi, khu phi quân sự này dùng để làm khu đệm và để tránh những việc xung đột có thể làm cho chiến sự xảy ra trở lại”.

Vậy tại sao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận điều này?
Kể từ năm 1945 đến năm 1954 khi Quân độ nhân dân Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ thì thực dân Pháp lại rút quân vào miền Nam Việt Nam chứ không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược mà rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam. Chính vì vậy nên mới có Hiệp định Genève. Trong khi đó, sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thì Liên Xô và Trung Quốc lại không muốn giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thêm nữa trong việc đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi hoàn toàn Việt Nam, lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng chưa đủ tiềm lực để thực hiện điều này.
Lập trường của Liên Xô là: Mục tiêu của Liên Xô là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh vượt ra khỏi phạm vi Đông Dương khiến phương Tây đoàn kết lại ủng hộ Mỹ và buộc Liên Xô phải cam kết bảo vệ Trung Quốc. Liên Xô cũng muốn ngăn ngừa việc quốc hội Pháp thông qua kế hoạch thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu. Đồng thời Liên Xô muốn tạo dựng hình ảnh là người bảo vệ hòa bình thế giới và nâng đỡ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Lúc đó Liên Xô chỉ quan tâm tới các vấn đề ở châu Âu còn các vấn đề ở Châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô phó thác toàn bộ cho Trung Quốc.
Lập trường của Trung Quốc là: Hội nghị Genève là cơ hội quan trọng để đưa Trung Quốc thành một thế lực chính tại châu Á mà không nước nào có thể bỏ qua. Lúc này, do Trung Quốc vừa bước ra khỏi Chiến tranh Triều Tiên với nhiều tổn thất, đồng thời, Mao Trạch Đông cũng đang chuẩn bị thực hiện đại nhảy vọt nên cần nhiều nguồn lực. Trung Quốc lúc này không muốn chiến tranh ở Đông Dương tiếp diễn để không phải chi viện cho các nước Đông Dương. Về mặt chính trị, Trung Quốc cũng muốn nhân cơ hội này để nâng cao vị thế và tranh thủ sự ủng hộ của các nước phương Tây. Để thực hiện mục đích của mình, Trung Quốc đã cử một phái đoàn rất lớn gồm 200 người là những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau do Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Chu Ân Lai đứng đầu. Bên cạnh đó, vào lúc này Trung Quốc chưa có bom nguyên tử hay phương tiện để tấn công Hoa Kỳ nên nước này cũng lo ngại việc chiến tranh tiếp diễn sẽ khiến Hoa Kỳ sử dụng bom nguyên tử ở Việt Nam, thậm chí là cả ở Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc đã biết Hoa Kỳ có kế hoạch tấn công đảo Hải Nam để hỗ trợ Đài Loan. Tuy nhiên, thông tin này sau đó được phía Hoa Kỳ xác nhận là sẽ không thực hiện vì Hoa Kỳ không muốn tiếp tục đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Tuy nhiên, phái đoàn Trung Quốc đã cố tình không thông báo với phái đoàn Việt Nam để buộc Việt Nam chấp nhận phương án lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là mong muốn các bên ký kết một hiệp định về Đông Dương để tránh mọi sự can thiệp của Mỹ. Trong cuộc đàm phán giữa các bên, Trung Quốc giờ đây lại giữ vai trò thúc đẩy phía Việt Nam nhân nhượng, đặc biệt từ ngày 10/7/1954, Trung Quốc ngày càng thúc ép Việt Nam chịu thiệt thòi. Họ yêu cầu Việt Nam không đưa những điều kiện công bằng và hợp lý nhằm nhanh chóng giúp chính phủ Pháp có thể đi đến Hiệp định. Họ cho rằng điều kiện đưa ra nên giản đơn, rõ ràng để dễ đi đến hiệp thương, không nên làm phức tạp để tránh thảo luận mất thì giờ, rườm rà, kéo dài đàm phán khiến Hoa Kỳ có lý do phá hoại. Để kêu gọi sự ủng hộ của Liên Xô đối với các lập trường của Trung Quốc, phái đoàn Trung Quốc đã cố tình cung cấp thông tin sai lệch về tình hình chiến trường Điện Biên Phủ khiến cho Liên Xô không tin rằng Việt Nam sẽ thắng trận và lên các phương án đàm phán không có lợi cho Việt Nam.

Đó là những lý do đã khiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa buộc phải ký kết Hiệp định Genève vào ngày 21/7/1954 với một điều khoản tạm thời chấp nhận vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời và chấp nhận tổng tuyển cử vào năm 1956.

Trước khả năng thất bại của Pháp và đồng minh tay Quốc gia Việt Nam trong cuộc tổng tuyển cử năm 1956, với 100 triệu đô la Mỹ đã bắt đầu thay thế Pháp ở Đông Dương, trước tiên là sự hiện diện của các đoàn cố vấn mà trong đó chủ yếu là cố vấn quân sự, CIA. Đây chính là cơ sở để Diệm tạo ra một cú lừa ngoạn mục nhất trong lịch sử Công giáo Việt Nam bằng các hoạt động tâm lý chiến như là phao tin “Đức Mẹ đã vào Nam” khiến cho hơn hai triệu đồng bào công giáo bỏ quê quán ra đi. Diệm là người công giáo nên y muốn có một sự hậu thuẫn chắc chắn từ phía đồng bào công giáo, đồng thời có như vậy y mới có được sự ủng hộ tuyệt đối của Vatican. Thực trạng hiện tại lúc bấy giờ thì chắc chắn một điều nếu tổng tuyển cử thì Ngô Đình Diệm sẽ thất thế, ngay chính Dulles, ngoại trưởng Mỹ, đầu năm 1956 đã đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì “thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi”. “Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Nhưng Mỹ lại muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không. Trong khi đó Pháp không có thiện cảm với Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Pháp Faure cho rằng Diệm “không chỉ không có khả năng mà còn bị tâm thần... Pháp không thể chấp nhận rủi ro với ông ta”. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Thực tế Diệm chỉ là một quân bài mà người Mỹ lợi dụng một cách nhất thời trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi họ tìm được tiếng nói chung với Vatican. Họ cần điều mà Diệm đã nói khi sang Mỹ năm 1957: “Nếu Hồng quân Trung Hoa vượt vĩ tuyến 17 muốn nhuộm đỏ Miền Nam, biên giới của Mỹ Quốc và Thế giới tự do sẽ kéo dài đến vĩ tuyến 17”.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định Pháp và tay sai “Quốc gia Việt Nam” có sự hậu thuẫn, hợp tác của Mỹ đã vi phạm trắng trợn, phá vỡ Hiệp định Genève và cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” sau đó là “Việt Nam Cộng hòa”, bản chất chỉ là một chính quyền ngụy tay sai do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dựng lên với cái danh xưng tự xưng đó chứ không có cơ sở pháp lý, chủ quyền.

Do đó, không thể lấy cơ sở pháp lý là Hiệp định Genève để tuyên bố chủ quyền độc lập, tuyên bố tính chính thể của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” hay “Việt Nam Cộng hòa” được.

Để khẳng định tính “ngụy” của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” chúng ta hãy trở về giai đoạn 1945 – 1954, bắt đầu là Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ. Ngay lập tức, quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đức tại châu Âu, Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương.
Phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, giành quyền kiểm soát toàn bộ Đông Dương, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền).
Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân phá các kho thóc Nhật để lấy gạo phát cho dân đói. Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâm thời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước chỉ trong khoảng mười ngày. Tại châu Âu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki. Ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Trước tình hình đó, Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh với sự tham gia của Trường Chinh (chủ tọa), Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng đã nhận định rằng, điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập gồm: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn. Tuy nhiên, nhiều nơi nổi dậy khi chưa nhận được chỉ thị của Trung ương. Một đoàn cán bộ gồm Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Huy Cận vào Huế, và Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, Nguyễn Thị Thập vào Sài Gòn để đôn đốc khởi nghĩa.
Tại miền Nam, ở Sài Gòn, hành động chuyển giao quyền lực có ý nghĩa biểu tượng quan trọng là lời cam kết ngày 22 tháng 8 của Thống chế Terauchi với Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch - hai đại diện cao cấp của Việt Minh - về việc quân Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền. Ông Terauchi còn trao kiếm cá nhân và khẩu súng tùy thân cho đại diện của Việt Minh để làm tin.
Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc gia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh và Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật). Chỉ đạo nổi dậy ở nội thành là nhóm Việt Minh Tiền phong do Trần Văn Giàu chỉ đạo.
Đến ngày 28 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh giành được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.
Sau khi Việt Minh giành chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.
Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp, mặt khác vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật về việc đem quân Nhật chống lại Việt Minh.
Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền trên khắp cả nước.
Trước sức ép quá lớn từ phía người dân trong những giờ phút quyết dịnh, Đại thần Phạm Khắc Hòe không ngừng nhắc lại câu sấm truyền: “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh”. Vị Thánh đó có thể là nhà chí sĩ Phan Bội Châu, nhưng Phan Bội Châu đã không thành công và đã mất năm 1940. Từ những năm 1920, người ta lại giải thích vị thánh cứu nước chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc, cùng quê ở Nam Đàn (Nghệ An). Chính câu sấm truyền ấy cùng với dư luận đồn đại, theo ông Hòe kể lại sau này, đã khiến Nhà vua đi đến quyết định cuối cùng. Ngày 20 tháng 8, Bảo Đại cho biết ông sẵn sàng thoái vị ngay nếu người đứng đầu Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc.
Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25 tháng 8, hàng ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn xem nhà vua đọc Tuyên ngôn Thoái vị, ông tuyên bố “muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị”.
Sau khi ông Trần Huy Liệu, đại diện Việt Minh phát biểu trong lễ thoái vị của hoàng đế Bảo Đại, mấy vạn đồng bào lại vỗ tay và hô khẩu hiệu vang lên cả một góc trời: “Việt Nam độc lập muôn năm!”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!”. Sau đó, Hoàng đế Bảo Đại được nhận huy hiệu cờ đỏ sao vàng từ ông Nguyễn Lương Bằng.
Sau đó, công dân Vĩnh Thụy trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và được gắn huy chương. Khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, Hồ Chí Minh ở Tân Trào mới về Hà Nội, dân chúng vẫn chưa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

Và kể từ ngày 2/9/1945 Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc đến Nam với bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với toàn thể thế giới và quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội. Nước ta có tên gọi là Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tuy nhiên, chỉ 3 tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. 6.000 quân Pháp dựa vào hơn 1 vạn quân Anh đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.
7h sáng ngày 23/9, Xứ ủy và Ủy ban hành chính Nam Bộ (sau đổi tên thành Ủy ban kháng chiến) họp khẩn cấp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn) có đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung Ương Đảng và tổng bộ Việt Minh tham dự. Hội nghị quyết định phát động nhân dân kiên quyết kháng chiến chống xâm lược. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập, ra lệnh tổng bãi công, bãi thị, bất hợp tác với địch, phong tỏa địch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ sục sôi căm thù, nhất tề đứng dậy, xông ra mặt trận quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới: Nam Bộ kháng chiến.
Ban thường vụ Trung Ương Đảng họp chủ trương đánh mạnh quân Pháp ở Nam bộ, quyết tâm giành thắng lợi ở chiến trường để tạo điều kiện cho việc đấu tranh với quân Tưởng ở ngoài Bắc. Ngày 27/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào miền Nam khẳng định quyết tâm kháng chiến của Đảng, chính phủ và nhân dân ta, chỉ rõ mục tiêu chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Người nêu cao lẽ sống “thà chết tự do hơn sống nô lệ” của nhân dân ta. Đáp lời kêu gọi của Người, xứng đáng với lòng tin cậy và sự cổ vũ của nhân dân cả nước, nhân dân Nam Bộ vùng dậy dũng cảm đánh trả kẻ địch có trang bị hiện đại, làm thất bại âm mưu của địch, tạo điều kiện để ta củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
Ngày 23/9/1945 được gọi là ngày “Nam Bộ kháng chiến”.
Tháng 2/1946, thay mặt chính phủ và đồng bào cả nước, chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng tổ quốc”.

Pháp được cho là “quyết gây chiến tranh”, liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra vào đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày này được gọi là “Toàn quốc kháng chiến”.
Cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát ra vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946. Đêm hôm trước - ngày 19 tháng 12, khi chiến sự bùng nổ - là ngày được gọi là “Toàn quốc kháng chiến”.

Cuối năm 1946, sau khi đàm phán giữa chính phủ Pháp với chính phủ Hồ Chí Minh thất bại, chiến sự Đông Dương bùng nổ. Người Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Việt Nam, mà lực lượng mạnh nhất là Việt Minh do lãnh tụ Đảng cộng sản Đông Dương Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cuộc hành quân Léa năm 1947 với mục đích chính truy bắt các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thất bại. Chính quyền Pháp không đạt được mục tiêu cũng như không đủ lực để tiếp tục tấn công, đồng thời chịu áp lực của dư luận quốc tế đòi chấm dứt chiến tranh và trao trả độc lập cho nhân dân Đông Dương. Pháp buộc phải tìm một giải pháp chính trị phù hợp với lợi ích của Pháp và chiến lược “ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản” của khối các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp.
Mỹ ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới “không phải là người cộng sản”, họ đặc biệt ủng hộ việc thành lập các “Nhà nước phi Cộng sản” ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ những quốc gia đồng minh tại Đông Nam Á vì không muốn “lực lượng Cộng sản muốn thống trị châu Á dưới chiêu bài dân tộc”. Bằng phương thức viện trợ, Mỹ ép Pháp phải nhượng bộ trước phong trào chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chính sách của Mỹ là hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh, sau đó sẽ ép người Pháp rút lui khỏi Đông Dương. Đáp lại, phía Pháp nhận định là Mỹ quá ngây thơ, và một người Pháp đã nói thẳng là “những người Mỹ ưa lo chuyện người khác, ngây thơ vô phương cứu chữa, tin tưởng rằng khi quân đội Pháp rút lui, mọi người sẽ thấy nền độc lập của người Việt xuất hiện.”

Người Pháp chấp nhận một lộ trình trao quyền tự quyết cho chính phủ bản xứ với điều kiện người lãnh đạo mà Pháp đồng ý thỏa hiệp “không phải là Cộng sản” (hay nói cách khác, chính phủ này đảm bảo duy trì các lợi ích của Pháp tại Đông Dương). Theo sử gia William Duiker, khẩu hiệu Chống Cộng sản” của Pháp thực chất là để xây dựng một chính quyền bản xứ người Việt làm đối trọng với Việt Minh để giảm sức ép về kinh tế - quân sự, cũng như thuyết phục Mỹ viện trợ để Pháp có thể tiếp tục đứng chân tại Đông Dương. Ban đầu, chính Pháp đã đàm phán với Việt Minh và công nhận Việt Nam là quốc gia tự do trong Liên hiệp Pháp bằng Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt 1946 và Tạm ước Việt - Pháp. Nhưng thực sự thì ngay từ đầu, người Pháp cũng không có ý tôn trọng lâu dài các Hiệp định này. Leclerc, tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương khi đề nghị đàm phán đã bị tướng Charles de Gaulle trách mắng: “Nếu tôi mà đồng ý mấy thứ nhảm nhí này thì đế quốc Pháp đã tiêu vong lâu rồi. Hãy đọc thật kỹ câu chữ trong tuyên bố tháng 3 của Pháp về Đông dương”. Khi chiến tranh bùng nổ, chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại thì Pháp mới sử dụng khẩu hiệu “chống Cộng sản”, dù chính họ đã từng chấp nhận Việt Minh không lâu trước đó.
Đầu năm 1947, D'Argenlieu bị triệu hồi về nước do bị người Việt Nam và các đảng phái cánh tả Pháp căm ghét. Trước áp lực của các đảng phái cánh tả Pháp như Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xã hội Pháp, Thủ tướng Ramadier - một đại biểu xã hội chủ nghĩa, thông báo rằng chính phủ của ông ủng hộ nền độc lập và thống nhất cho Việt Nam: “Độc lập trong Liên hiệp Pháp [và] liên minh của ba nước An Nam, nếu người dân An Nam mong muốn nó” và Pháp sẵn sàng đàm phán hòa giải với những đại diện chân chính của Việt Nam.
Ngay sau đó, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp quyết định sẽ ủng hộ Bảo Đại đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam. Tháng 5/1947, Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp cử phái đoàn đến Hồng Kông gặp Bảo Đại để thuyết phục ông này thành lập một Chính phủ Trung ương và đàm phán với Pháp về nền độc lập của Việt Nam. Sau đó, Pháp cử đại diện gặp Bảo Đại đề xuất về việc đàm phán về nền độc lập của Việt Nam và việc thành lập một chính phủ Việt Nam độc lập. Bảo Đại được Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp bao gồm các lực lượng chính trị Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng hậu thuẫn. Đây là những tổ chức chính trị hoặc tôn giáo từng tham gia chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay hợp tác với Việt Minh chống Pháp nhưng do xung đột với Việt Minh nên chuyển sang ủng hộ Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam.
Ngày 7/12/1947, tại cuộc họp trên tàu chiến Pháp ở Vịnh Hạ Long, Bảo Đại và Pháp đàm phán rồi ký kết Hiệp ước Sơ bộ Vịnh Hạ Long. Hiệp ước thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc thành lập Quốc gia Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp. Dù vậy nghĩa chính xác của từ “độc lập”, quyền hạn cụ thể của chính phủ mới cũng như vai trò chính phủ này trong cuộc chiến Việt - Pháp đang tiếp diễn không được xác định rõ.
Chính phủ hoạt động dưới một hiến chương lâm thời, chọn cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ và bản “Thanh niên hành khúc” với lời nhạc mới làm quốc ca. Quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội riêng tuy nhiên phải “sẵn sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên Hiệp Pháp”. Sự độc lập chính trị của nhà nước Quốc gia Việt Nam được quy định trong Hiệp ước Vịnh Hạ Long quá nhỏ nên hiệp ước này bị Ngô Đình Diệm và cả những chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp chỉ trích. Mỹ ủng hộ việc Pháp đàm phán với Bảo Đại với hy vọng Chính phủ Bảo Đại sẽ giành lại đa số những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc từ phía Hồ Chí Minh.

Như vậy, chúng ta có thể đi đến quyết định những ý chính như sau:
- Việt Nam đã hoàn toàn độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ kể từ ngày 2/9/1945 với một Nhà nước duy nhất là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân Việt Nam giành được độc lập tự do là do giành lại từ tay phát xít Nhật và cũng chính Nhật Bản đã đảm bảo quyền độc lập tự do, thống nhất của Việt Nam khi khống chế Pháp và buộc Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam.
- Khi Nhật trao trả quyền độc lập tự do cho Việt Nam và rút quân khỏi Việt Nam chỉ khoảng 3 tuần thì Pháp đã phá bỏ cam kết và quay trở lại xâm lược Việt Nam một lần nữa.
- Trước khi Việt Nam giành độc lập tự do hoàn toàn ngày 2/9/1945 thì chính quyền Nhà nước Việt Nam là Nhà nước phong kiến quân chủ nhà Nguyễn mà Bảo Đại là Quốc Vương. Bảo Đại đã trao toàn bộ quyền làm chủ và lãnh đạo đất nước cho chính quyền Việt Minh mà đứng đầu là Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam – Hồ Chí Minh, sau đó thoái vị và chỉ còn là một công dân bình thường.
- Cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” rồi sau là “Việt Nam Cộng hòa” là do Pháp và Mỹ dựng lên khi dựng một công dân bình thường không có địa vị chính trị là công dân Vĩnh Thụy lên làm Quốc trưởng. Pháp và Mỹ đã tiếm danh, chiếm đoạt quyền hành của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thành lập nên chế độ tay sai ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam.
- Chính Pháp và Mỹ là những kẻ cố tình phá vỡ Hiệp định Genève 1954 mặc dù mục đích của hiệp định này là trao trả quyền độc lập tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.
- Pháp và Mỹ đã thực hiện thành công âm mưu phá vỡ Hiệp định Genève sau đó dẫn đến cuộc chiến tranh 20 năm chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam còn có một phần góp sức không hề nhỏ của thằng đểu giả Trung Quốc.
- Cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” hay “Việt Nam Cộng hòa” bản chất chỉ là một chính quyền ngụy tay sai cho đế quốc, thực dân và nó không có một ý nghĩa, không có một tiếng nói có trọng lượng gì khi tham gia các cuộc đàm phán quốc tế như Hiệp định Genève 1954 hay Hiệp định Paris 1973.
-st-

Nhận xét

Bài đăng phổ biến