D3. NỀM TIN TỪ SỰ KIÊN QUYẾT, CÔNG KHAI VỀ OHONGF CHỐNG THAM NHŨNG


      Đó là đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) tại Phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN (gọi tắt là Ban Chỉ đạo). Đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được minh chứng sinh động từ thực tiễn hiệu quả công tác đấu tranh PCTN dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Bởi đấu tranh PCTN là cuộc đấu tranh diễn ra hết sức cam go, phức tạp. Một cuộc đấu tranh không chỉ đối với những người xung quanh, mà còn là cuộc đấu tranh trong mỗi con người; cuộc đấu tranh cả bằng lý trí, tình cảm và sự hy sinh quyền lợi; cuộc đấu tranh cả về tư tưởng chính trị và về kinh tế…
     Đánh giá đúng mức độ và tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh PCTN, với quyết tâm rất cao của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ban Chỉ đạo, bằng những chủ trương, giải pháp quyết liệt, đồng bộ, tiến hành từng khâu, từng bước thận trọng, chặt chẽ, cuộc đấu tranh PCTN đã mang lại kết quả, đáp ứng sự kỳ vọng và mong đợi của nhân dân, góp phần quan trọng xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước ngày càng hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kết quả đạt được của cuộc đấu tranh PCTN không chỉ có ý nghĩa trực tiếp loại bỏ những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tư túi, ích kỷ ra khỏi đội ngũ, mà quan trọng hơn, sâu sắc hơn là góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và chính quyền các cấp. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng được vun trồng, xây đắp, củng cố từ sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
     Tuy nhiên, để đạt được kết quả trong cuộc đấu tranh PCTN với những con số cụ thể được thể hiện trong báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ 14 không phải là dễ dàng, thuận lợi. Kết quả đó thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng, sự tham gia tích cực, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân, trong đó báo chí, truyền thông đóng vai trò quan trọng. Với phương châm: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, cuộc đấu tranh PCTN thực sự trở thành phong trào và lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Đấu tranh PCTN được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của từng cấp ủy, tổ chức đảng; là kế hoạch, chương trình hành động của từng cán bộ, đảng viên; là đạo đức, danh dự và uy tín của mỗi người cán bộ… Sự lan tỏa và trở thành phong trào cách mạng sâu rộng trong đời sống xã hội thể hiện rõ sự liêm chính, công khai, công bằng kết quả đấu tranh PCTN từ Trung ương đến cơ sở; từ trong Đảng đến toàn xã hội. Bất kỳ cán bộ, đảng viên (cả đương chức và đã nghỉ hưu); bất kỳ tổ chức đảng trực thuộc Trung ương hay ở cơ sở, nếu phát hiện có những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước đều được tiến hành điều tra, xét xử công khai, minh bạch đúng người, đúng tội, nhưng cũng hết sức nhân văn, nhân đạo.
      Dẫu đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, nhưng sẽ không bao giờ cho phép từng cấp ủy, tổ chức đảng; mỗi cán bộ, đảng viên lơ là, mất cảnh giác trong cuộc đấu tranh PCTN vốn đã rất cam go, phức tạp, nay ngày càng cam go và phức tạp hơn. Kinh nghiệm thực tiễn mang lại những kết quả trong đấu tranh PCTN thời gian qua rất cần được từng cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên nghiêm túc nghiên cứu, vận dụng. Chắc chắn, thận trọng, giữ vững nguyên tắc, thực hiện đồng bộ các giải pháp, không có trường hợp ngoại lệ, minh bạch, công khai, kịp thời… là những yếu tố tạo nên kết quả bước đầu rất quan trọng trong đấu tranh PCTN dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước và sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến