Đoàn kết, hòa hợp dân tộc là truyền thống và đạo lý của dân tộc Việt Nam

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh dân tộc Việt Nam luôn có sức mạnh đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Thực tiễn cho thấy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tinh thần đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc đã tạo nên sức mạnh phi thường để chống ngoại xâm, chiến thắng kẻ thù. Đặc biệt, lịch sử chống ngoại xâm cho thấy, nhiều thế hệ người Việt Nam đã từng thấm thía nỗi đau chia rẽ, tàn phá của chiến tranh và các chính sách chia để trị vừa nham hiểm vừa tàn bạo của các thế lực xâm lược ngoại bang cả phương Bắc lẫn phương Tây. Đặc biệt là cuộc chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh do đế quốc Mỹ tiến hành với thủ đoạn Việt Nam hóa chiến tranh đã để lại những hậu quả rất nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần đối với nhiều gia đình Việt Nam không chỉ suốt mấy chục năm qua kể từ 30/4/1975 đến nay, mà sẽ còn kéo dài chưa biết khi nào mới kết thúc không ai có thể dự lường trước. Đáng buồn là một bộ phận kiều bào ở nước ngoài vẫn còn định kiến, làm những việc trái ngược với lợi ích của đất nước, của dân tộc. Điều đó đã làm cho nguyện vọng đoàn kết, hòa hợp dân tộc, đoàn tụ quê hương, gia đình, chấm dứt tình trạng ly tán trở thành khát vọng cháy bỏng của mọi người dân ở trong nước và kiều bào ở nước ngoài. Đây cũng là điều trăn trở của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ trước năm 1975 và đoàn kết, hòa hợp dân tộc được xác định là vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải ngay.
Mặc dù đoàn kết, hòa hợp dân tộc luôn được xác định là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam; song vì nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan và khách quan, mà cho đến nay sau hơn 40 năm đất nước đã thống nhất, nhưng vấn đề đoàn kết, hòa hợp dân tộc chưa đạt đạt được kết quả mong muốn, nhất là đối với kiều bào ở nước ngoài. Có lẽ cũng một phần vì lý do này mà trong một bài viết của mình, tác giả có bút danh Phạm Đình Trọng đã liều lĩnh lu loa rằng: Đảng cộng sản cầm quyền chưa hòa giải được với người dân trong nước đang đóng thuế nuôi nấng Đảng làm sao Đảng cộng sản có thể hòa giải được với người dân phải bỏ nước ra đi chạy trốn cái ác cộng sản. Có đúng là Đảng cộng sản cầm quyền chưa hòa giải được với người dân trong nước?
Tôi không đồng tình mà hoàn toàn phản đối ý kiến này của Phạm Đình Trọng; đồng thời khẳng định, đoàn kết, hòa hợp dân tộc là truyền thống và đạo lý của dân tộc Việt Nam. Thật vậy, trong thời đại Hồ Chí Minh các thế hệ người Việt Nam, từ người dân cho đến lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đều nhận thức được rằng, đoàn kết, hòa hợp dân tộc là điều kiện cần thiết cho sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Vì thế, đoàn kết, hòa hợp dân tộc trở thành truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, được nhân dân Việt Nam xây đắp, gìn giữ và trao truyền từ ngàn đời. Hiện nay, vấn đề đoàn kết, hòa hợp dân tộc đang được tiếp tục phát huy trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc thể hiện trong việc cả nước đồng nhất, đồng lòng xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Và trong thực tế, đoàn kết, hòa hợp dân tộc chẳng những là vấn đề có ý nghĩa như một động lực quan trọng, mà còn là mục tiêu cao cả và cuối cùng của toàn dân tộc Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường như đã và đang diễn ra, để tạo sự đồng thuận xã hội thì việc hiện thực hoá chủ trương đoàn kết, hòa hợp dân tộc không chỉ tập trung vào các vấn đề dân tộc, tôn giáo hay định kiến lịch sử, mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ; tập trung vào các vấn đề lợi ích kinh tế, dân chủ, bình đẳng giữa các tầng lớp nhân dân ở các vùng, miền. Tiêu biểu là các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hỗ trợ bảo hiểm y tế trẻ em thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, dưới sáu tuổi được miễn 100% chi phí khám, chữa bệnh. Đặc biệt, trong công tác giáo dục, từ năm 2011 đã có 100% số tỉnh miền núi có trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú dành cho trẻ em là người dân tộc thiểu số. Thông qua những việc làm đó mà tình trạng bất bình đẳng, phân hóa xã hội ngày càng giảm, sự đồng thuận trong xã hội ngày càng được nâng lên, những mặc cảm, định kiến, thù oán do lịch sử để lại đã được thu hẹp đáng kể.
Riêng với kiều bào, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách cụ thể, phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ như: từ năm 2008, Việt Nam đã cho phép kiều bào giữ lại quốc tịch Việt Nam mà không mất quốc tịch nước họ đang sinh sống; tạo điều kiện cho họ tiếp tục sinh sống làm ăn tại nước sở tại, đồng thời thuận lợi hơn khi có nhu cầu về Việt Nam; năm 2014, những ai có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam đều được Nhà nước Việt Nam chấp nhận và được xem xét, cấp lại hộ chiếu, quốc tịch, kể cả những trường hợp không còn giấy tờ; người Việt Nam ở nước ngoài chỉ cần nhập cảnh là được phép mua nhà, không cần giấy tờ (hiện đã có khoảng 7.000 Việt kiều đã đăng ký sở hữu nhà tại Việt Nam và trực tiếp đứng tên, chưa kể có thể không ít Việt kiều mua nhà nhờ người thân đứng tên). Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh, Việt kiều được ưu đãi nhiều hơn người trong nước, cụ thể là, khi họ về nước được nhập khẩu một ô tô miễn thuế (cần nói thêm cho rõ, ưu đãi này chỉ dành cho các nhà ngoại giao nước ngoài đến làm việc ở Việt Nam). Nhờ những chính sách như vậy mà kiều bào về nước ngày càng nhiều, và vai trò của Việt kiều ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Một trong những lý do kiều bào về nước ngày càng đông là do vị thế, vai trò của Việt Nam được nâng lên và ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Mặt khác, kiều bào ngày càng tin tưởng hơn vào thực tiễn hiện thực hoá đường lối, chính sách đoàn kết, hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Phải chăng, đó là thực tiễn để khẳng định, đoàn kết, hòa hợp dân tộc là truyền thống và đạo lý của dân tộc Việt Nam./.
                                                                                                                          5D3

Nhận xét

Bài đăng phổ biến